Các nhà nghiên cứu tập trung vào sáu loại khát vọng. Ba trong số đó là những gì chúng ta gọi là khát vọng bên ngoài. Chúng là khát vọng được giàu sang, nổi tiếng và có ngoại hình quyến rũ. Chúng là những khát vọng mà kết quả mong muốn là công cụ cho những mục đích khác. Tiền mang loại quyền lực và sự sở hữu vật chất. Danh vọng mở ra nhiều cánh cửa và có thể dẫn ta đến một cơn mưa quà tặng. Một hình ảnh đẹp cho ta những lựa chọn như người tình quyến rủ, cơ hội tiếp thị và những chú ý không ngừng.
Trái lại, ba khát vọng còn lại được gọi là những khát vọng bên trong, bởi vì chúng cho ta phần thưởng của riêng chúng ta và giúp ta thỏa mãn nhu cầu bẩm sinh là có được năng lực, tự chủ và sự kết nối. Ba khát vọng đó là, có được các mối quan hệ cá nhân thỏa mãn, đóng góp cho cộng đồng và trưởng thành như những cá nhân. Đương nhiên, cũng có khả năng một mối quan hệ cá nhân thoả mãn với một người có sức ảnh hưởng sẽ mở ra những cánh cửa và việc đóng góp cho cộng đồng sẽ mang lại sự tung hô, vậy nên những khát vọng bên trong cũng có thể có những lợi thế mang tính phương tiện.
Con người cảm nhận được sự thỏa mãn cá nhân đáng kể nhờ ba kết quả bên trong, dù chúng có dẫn họ đến những kết cục khác hay không. Tất cả sáu khát vọng này đều là những khát vọng mà hầu hết chúng ta đang nắm giữ, thậm chí khát vọng bên ngoài như thành công về tài chính cũng quan trọng, ít nhất là ở một mức độ nào đó, để sống một cuộc đời viên mãn. Không thể chối cãi rằng việc muốn sở hữu một mảnh đất nhỏ để cư ngụ, tìm kiếm thức ăn, chăm sóc y tế và phải thú vui thẩm mỹ cho bản thân và cùng gia đình là hoàn toàn hợp lý. Nhưng những gì mà các nhà nghiên cứu quan tâm chủ yếu là những thứ xảy ra khi khát khao của con người trong một hay nhiều mục tiêu sống này mất cân bằng với những cái khác.
Trong nghiên cứu, các cá nhân đánh giá tảm quan trọng của mỗi khát vọng sống trong số này đối với bản thân họ. Bằng một phương pháp thống kê phức tạp, Ryan đã chỉ rõ mức độ mà khao khát của các cá nhân dành cho một mục tiêu mất cân bằng với những mục tiêu khác. Chẳng hạn như, nếu Kevin Jacobs hoàn thành bảng hỏi trước khi tham gia quá trình trị liệu, thì chắc chắn khao khát thành công vẻ mặt vật chất của anh ta sẽ mất cân bằng với khát vọng đóng góp cho cộng đồng và các mối quan hệ cá nhân.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu bất kỳ khát vọng nào trong số ba khát vọng bên ngoài – tiền bạc, danh vọng hay sắc đẹp – quá cao so với ba khát vọng bên trong cá nhân đó cũng có khả năng biểu hiện sức khỏe tinh thần nghèo nàn hơn. Chẳng hạn, một nhà tâm lý học lâm sàng đã được đào tạo sẽ đánh giá rằng việc có một khát vọng mãnh liệt bất thường dành cho thành công về vật chất gắn liên với hội chứng tự yêu mình, lo âu, trầm cảm, và chức năng xã hội nghèo nàn hơn. Những khát vọng bên ngoài khác cũng gắn liên với những chỉ số chức năng tâm lý kém hơn. Ngược lại, những khát vọng mãnh liệt cho bất kỳ mục tiêu nội tại nào – các mối quan hệ ý nghĩa, sự phát triển Cá nhân và những đóng góp cộng đồng, điều liên kết một cách tích cực với hạnh phúc.
Chẳng hạn, những người khao khát cháy bỏng được đóng góp cho cộng đồng sẽ có sức sống và lòng tự trọng cao hơn. Khi con người tổ chức hành vi của họ trên phương diện những đấu tranh nội tâm so với những đấu tranh bên ngoài, họ dường như hài lòng hơn, họ cảm thấy ổn hơn về con người họ và biểu hiện sức khỏe tâm lý rõ ràng hơn. giàu có và danh vọng tạo ra chính là con người sợ ho sẽ không bao giờ có thể đạt được chúng, và một số nhà tâm lý học đã đặt ra giả thuyết rằng những kỳ vọng tiêu cực này là thứ gây nên sự khổ sở. Nếu con người quá coi trong việc đạt được bất cứ mục tiêu nào và tin rằng họ sẽ không thể nào chạm đến mục tiêu đó, thì họ sẽ cảm thấy không hạnh phúc và có lẽ sẽ tuyệt vọng.
Trong nghiên cứu về những khát vọng sống, Kasser và Ryan đã yêu cầu các đối tượng trả lời báo cáo niềm tin của họ về khả năng đạt được mỗi một mục tiêu trong số ba mục tiêu bên trong và ba mục tiêu bên ngoài là bao nhiêu. Hãy nhớ lại phát hiện đầu tiên đã chỉ ra rằng nếu con người quá tha thiết với những mục tiêu bên ngoài, họ sẽ có sức khỏe tinh thần yếu ớt. Phát hiện quan trọng thứ hai là ngay cá khi các đối tượng trả lời nghĩ rằng cơ hội đạt được những mục tiêu bên ngoài cao, thì họ vẫn cho thấy sức khỏe tinh thần yếu kém. Dù việc ấp ủ những khát vọng bên ngoài và tin rằng mình không thể đạt được chúng chắc chắn sẽ khiến con người mắc chứng khó tiêu, nhưng phát hiện ít hiển nhiên và nhiều sắc sảo hơn từ nghiên cứu này lại cho thấy rằng việc giữ chặt lấy những nguyện vọng bên ngoài và tuyệt đối tin rằng họ sẽ có thể đạt được chúng cũng gắn liền với sức khỏe tâm lý yếu hơn. Dự báo quan trọng cho hạnh phúc của một cá nhân liên quan nhiều tới kiểu khát vọng mà họ ôm ấp hơn là những mong đợi của họ về việc đạt được khát vọng ấy.
Những nghiên cứu này đã mang lại một khía cạnh mới cho nghiên cứu về sự tự chủ cá nhân. Trong khi các nghiên cửu trước đó tập trung vào những vấn đề như chất lượng trải nghiệm và phong độ thể hiện của một người, thì những nghiên cứu này vẽ ra sự liên kết trực tiếp giữa các kiểu động lực và sức khỏe tinh thần cá nhân. Dường như những người khỏe mạnh nhất tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ cá nhân khiến họ thoải mãn, trưởng thành như những cá nhân, và đóng góp cho cộng đồng của họ. Chắc chắn họ cũng mong mói thành công về mặt tài chính đủ để sống một cách thoải mái. Thế nhưng sử giâu có, danh vọng lản sắc đẹp không chiếm một phân quả lớn trong ý thức của những người này như cách mà chúng chi phối trải nghiệm của những cá nhân kém ổn định về mặt tâm lý hơn.
Ấn dưới việc đặt nặng vào các mục tiêu bên ngoài chính là sự ảnh hưởng có ít ý nghĩa đối với bản ngã của một người. Những mục tiêu bên ngoài đó khiến ta chú ý đến những gì họ có hơn là con người thật sự của họ. Chúng tạo thành vẻ bề ngoài, một nhân cách bắt nguồn từ xã hội không có nền tảng vững chắc. Khi không có cảm giác vô cùng hài lòng, không đạt được sự thóa mãn những nhu cầu nội tại của bản thân, con người bắt đầu khao khát những mục tiêu nông cạn hơn. Những khát vọng bên ngoài quá mãnh liệt, do đó, có thể được hiểu như đang thể hiện những khía cạnh của bản ngã giả tạo. Chúng có sức mạnh bởi vì lòng tự trọng có điều kiện của con người phụ thuộc vào việc đạt được những mục tiêu. Khi con người phải không ngừng chịu đựng tình yêu và sự tôn trọng có điều kiện, đặc biệt khi họ còn trẻ, họ học cách tìm kiếm những tiêu chuẩn bên ngoài, coi đó là cơ sở để phán xét giá trị của họ – ban đầu là những thứ cha mẹ họ cho rằng cần thiết và sau đó đến những gì mà xã hội tuyệt đối và kiên quyết tán thành.
Trong quá trình phát triển định hướng về những tiêu chuẩn bên ngoài đối Với việc phán xét giá trị của bản thân, con người trở nên đặc biệt dễ tổn thương trước những tác động của xã hội. Họ có nhiều khả năng chấp nhận các giá trị mà xã hội có vẻ ủng hộ hơn. Đáng chú ý nhất, họ chấp nhận những giá trị vốn có trong quảng cáo, những giá trị như tích lũy khối tài sản nhiều và xa hoa hơn, và những giá trị mà các mục tiêu chuẩn dễ dàng thấy rõ sau sự giàu có, danh vọng hay vẻ bề ngoài. Đương nhiên, những khát vọng bên ngoài hoàn toàn phù hợp với mô tả này. Kasser, Ryan và các cộng sự đã điều tra, nghiên cứu tiền đẻ phát triển của những kiểu khát vọng khác nhau với hy vọng làm sáng tỏ thêm mỗi quan hệ động lực giữa các khát vọng và sức khỏe tinh thần. Để làm được điều này, họ sử dụng dữ liệu thu thập từ các bà mẹ và những đứa con qua giai đoạn mười bốn tuổi. Đúng như suy đoán của họ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người con mười tám tuổi quá coi trọng những khát vọng bên ngoài như sự giàu sang đều có những bà mẹ thích kiếm soát (thay vì khuyến khích tự chủ) và lạnh lùng (thay vì biết dạy dỗ) khi con còn nhỏ. Ngược lại, những bà mẹ ấm áp, quan tâm và khuyến khích tự chủ sẽ có những đứa con trưởng thành và khao khát nhiều thành quả bên trong hơn.
Thuật ngữ nhu cầu của con người thường được sử dung và nhìn chung bị đánh đồng với ý nghĩa ước muốn hay khao khát. Thứ mà một người muốn có hay được cho là thứ mà họ cản. Nhưng đó lại là một cách dùng không chính xác và sai lệch về khái niệm nhu cầu của con người. Thay vào đó, theo Abraham Maslow, chúng ta định nghĩa nhu cầu của con người là một điều kiện sinh vật – dù về mặt triết học hay tâm lý học – phải được thỏa mãn cho con người để duy trì sức khỏe và nếu không được thỏa mãn sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động khác thường của cơ thể.
Để một xã hội vận hành hiệu quả, những thành viên cả nhân của nó phải phân nào đó làm theo những giá trị hay tập tục của xả hội. Nhưng việc nội hóa các giá trị và sẵn sàng sống theo chúng là một vấn đề nhay cảm dựa trên hai cơ sở. Thứ nhất, để có ích với tư cách cá nhân, giá trị của một người và động lực hành xử đi kèm phải được tích hợp, chúng phải trở thành một phản của bán ngã nhất quán. Nếu không, chúng sẽ thuân hóa bán ngã cho xã hội. Và thứ hai, nếu như các giá trị và tập tục mà xã hội đặt ra cho cá nhân – những giá trị như chủ nghĩa vật chất cực đoan – sai lệch với nhu cầu con người cơ bản của các cá nhân đó, quá trình nội hóa sẽ không như ý muốn. Con người có thể nội hóa các giá trị, nhưng họ sẽ phải trả một cái giá cực kỳ đắt nếu họ cứ tiếp tục nỗ lực để sống đúng với những giá trị bên ngoài mạnh mẽ khác thường đó.
Việc bám lấy những giá trị bên ngoài vốn có bản chất dễ nhận thấy hơn những giá trị bên trong là minh chứng cho việc thiếu sự hợp nhất các giá trị này. Nếu việc coi trọng tiền bạc được hợp nhất vào nhận thức về bản ngã của con người, thì khát vọng đó sẽ cân bằng với những khát vọng khác – nó sẽ có giá trị vì lợi ích của nó khi cho phép họ sống một cuộc đời trọn vẹn và cân bằng, tạo ra những cơ hội có ý nghĩa để kết nối, đưa ra những trải nghiệm thẩm mỹ, giúp dỡ người khác và hỗ trợ những tổ chức công cộng. Nếu những khát vọng về tiền bạc của họ được hợp nhất tốt, họ se sản sàng đóng góp cho đài phát thanh công cộng hay hội hướng đạo sinh chẳng hạn, mà không cần được công nhận hay tán thưởng.
Việc hợp nhất các giá trị bên ngoài – tức là sự cân bằng giữa chúng với các giá trị bên trong – chịu ảnh hưởng đáng kể của cách nuôi dạy con, như nghiên cứu của Kasser và Ryan đã chỉ ra. Những bậc cha mẹ biết dạy dỗ con cái và khuyến khích tự chủ có nhiều khả năng có được những đứa con hợp nhất được các giá trị bên ngoài hơn. Nhưng không phải toàn bộ trách nhiệm đều nằm ở các bậc phụ huynh. Xã hội, với áp lực cùng cực của việc nhấn mạnh vào chủ nghĩa vật chất, là một trở ngại kinh khủng cho việc thúc đấy sự cân bằng trong các giá trị của con cái chúng ta – và thật ra trong chính bản thân chúng ta nữa.
Những câu chuyện làm giàu từ hai bàn tay trắng đầy rẫy trong lịch sử văn hóa của chúng ta và được thêu dệt qua vô vàn những quyển sách giáo khoa để đưa ra một quan điểm được cường điệu hóa rằng: “Tất cả chúng ta đều có thể tạo ra cho mình bất cứ điều gì chúng ta muốn”. Chủ nghĩa cá nhân được xem là tự do theo đuổi mục đích riêng của ban; nghĩa là không có sự tác động từ bên ngoài (hiểu là: Không có chính phủ) nào can thiếp vào những nỗ lực đạt được điều bạn khao khát, miền là bạn thực hiện nó một cách hợp pháp. (Giá trị của chủ nghĩa cá nhân cũng đòi hỏi ít nhất ban phải tuân thủ đúng luật). Tương tự, sự tự chủ có thể được định nghĩa là tự nguyện (nghĩa là, tự do) theo đuổi những mục tiêu mà bạn lựa chọn. Cả hai khái niệm do đó đều có một mối quan hệ nào đó với sự tự do, và cả hai đều truyền đạt ý thức về chế độ tự quản.
Trái lại, tự chủ chính là hành động một cách tự nguyên, với ý thức về sự lựa chọn, tính linh hoat và tự do cá nhân. Đó là cảm giác thật sự sẵn lòng để hành xử một cách có trách nhiệm, theo đúng sự quan tâm và giá trị của bạn. Đối lập với tự chủ là bị kiểm soát, nghĩa là bạn bị gây áp lực để hành xử, suy nghĩ hay cảm nhận theo một cách cụ thể nào đó. Sự kiểm soát thường được những người ở vị thế bề trên hoặc xã hội sử dụng, nhưng dĩ nhiên con người có thể tự kiểm soát bản thân để thỏa mãn những nội nhập. Tự gây sức ép cho chính mình, ép bản thân hành động, hoặc cảm thấy như thể bạn phải làm gì đó chính là hủy hoại sự tự chủ của chính bạn. Một doanh nhân khó tính và thích cạnh tranh, đấu tranh để có nhiều quyền lực và giàu sang, có thể là một người theo chủ nghĩa cá nhân nghiêm ngặt, nhưng anh ta không phải là một hình mẫu tự chủ. Chừng nào việc theo đuổi các mục đích của anh ta còn bị gây áp lực hay ép buộc, ngay từ bên trong, thì anh ta vẫn chỉ có tính cá nhân chủ nghĩa chứ không hể tự chủ.
Tự biết mình bắt đầu với sự chú tâm thoải mái đến những quá trình bên trong của một người; bắt đầu với sự quan tâm chân thật đến bản thân. Những gì vẫn được coi là tự biết mình thường không hẳn là thế, mà thay vào đó, nó liên quan đến sự đầu tư vào hình ảnh của bản thân, người khác nhìn mình thế nào, theo một cách đặc biệt – như thân thiện, giàu có, thông minh, hay thế nào khác. Khi con người quan tậm đến bản ngã bên trong theo một cách chân thành, họ sẽ có thể từ bỏ sự ràng buộc với cái tôi, và khao khát được hiểu những gì họ gặp phải khi khám phá nội tâm. Việc hiểu rằng chủ nghĩa cá nhân thường cùng tổn tại với sự kiểm soát thay vì sự tự chủ cho phép chúng ta hiểu được hiện tượng dường như nghịch lý này. Con người, khi để tâm đến những niềm say mê cá nhân của riêng họ, thường thấy áp lực phải củng cố ý thức về bản ngã của họ thông qua việc đạt được những khát vọng bên ngoài. Họ tuân thủ và phục tùng khi nỗ lực đạt được những mục tiêu đó.
Đương nhiên, chẳng có gì sai hay yếu kém khi ước mơ – lựa chọn theo một kiểu tự do và tự chủ – được là một phần trong nhóm hay được giống các thành viên khác trong nhóm. Nó là một phần trong bản chất con người. Khi được hợp nhất tốt với tư cách những cá nhân, con người sẽ đủ vững vàng để kiên trì là chính mình trong xã hội không ngừng dịch chuyển, và đồng thời, bởi vì họ thu hút sức mạnh từ nhau, nên họ cũng vững vàng để nuôi dưỡng sự phụ thuộc vào những người khác.
I am so very thankful for your time Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link. (English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)