Nếu những cáo phó kể lại toàn bộ câu chuyện về cái chết của con người, thì quá nửa sẽ chỉ ra rằng người “… đã kết thúc sớm cuộc đời mình“. Cụm từ này không nhằm ám chỉ việc tự sát, theo nghĩa thông thường, mà để nhấn mạnh hiện thực ràng hành vi và các tác nhân tâm lý ảnh hưởng đến nó đều là những thứ chủ yếu dẫn đến cái chết. Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây tiến hành bởi các bác sĩ J. Michael McGinnis và William Foege đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc lá và rượu, cũng như các chế độ ăn và việc rèn luyện cơ thể, đều là những nguyên nhân dẫn đến một phần ba số người chết ở Mỹ, thường gây ra sự khởi đầu cho các căn bệnh nan y như ung thư và bệnh tim mạch. Có thể nói rằng, con người đang “tự đưa mình đến chỗ chết” và cáo phó chỉ ghi lại căn bệnh – ung thư hay nhồi máu cơ tim như nguyên nhân dẫn đến cái chết của họ mà thôi.
Một phần vì tính nghiêm trọng đã biết của những rủi ro sức khỏe khi sử dụng thuốc lá và béo phì, nên cai thuốc lá và chế độ ăn kiêng đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. Danh sách sách bán chạy nhất của The New York Times đưa ra thường xuyên có một quyển nói về ăn kiêng; các chương trình cai thuốc lá cũng nảy nở nhanh chóng. Tất cả những điều này cho thấy người ta có sự hiểu biết nhất định về những rửi ro và lợi ích của các hoạt động liên quan đến sức khỏe, vậy nên họ đã nỗ lực thay đổi. Nhưng kết quả nhìn chung lại ảm đạm.
Dường như quá hợp lý, quá tự nhiên – thật ra là vì bản năng sinh tồn – khi người ta hạn chế lượng còn nạp vào cơ thể, ăn kiêng và tập thể dục hay cai thuốc. Nhưng rồi vẫn có nhiều người tiếp tục hành vi không lành mạnh của họ. Chính vì vậy, có thể đặt ra câu hỏi rằng tại sao tất cá những người tham gia chương trình trị liệu không sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành vi ăn uống của họ, và tổng quát hơn là tại sao con người không hoàn toàn sẵn lòng tự chỉnh đốn một cách tự chủ những hành vi mà sẽ giúp họ khỏe mạnh hơn.
Lý do, khá đơn giản, chính là vì việc lạm dụng rượu bia, cũng như hút thuốc và ăn quá nhiều, đều phục vụ cho một mục đích. Chúng trói buộc sư lo lắng lai, đưa ra một lõi thoát khỏi những áp lực, hay cho con người một kiểu thoải mái tương tự khác. Chẳng hạn, uống rượu bia có thể làm giảm cảm giác cô đơn, ăn có thể giúp người ta tránh cảm giác lỏ sợ bị loại ra ngoài, và hút thuốc có thể giúp họ chịu đựng cảm giác căng thẳng khi vô tình chạm mặt một nhóm người trong môi trường xã hội. Mỗi một hành vi đều có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau khiến họ chống lại sự thay đối.
Ví dụ: hãy tưởng tượng một người đàn ông – một nhân viên quảng cáo độ ba mươi – thường nốc rượu bia để lên tinh thần trong những lần hiếm hoi anh ta cảm thấy suy sụp, nhưng cũng dùng nó để bình tâm lại mỗi khi bị kích động quá mức sau một ngày làm việc căng thẳng. Trên thực tế, với anh ta, thức uống có cồn là một thứ thuốc giảm đau đầy cám dỗ và đa năng cho bất kỳ sự thay đổi tâm trạng nào.
Để sẵn sàng thay đổi những hành vi tự hủy hoại bản thân, con người phải đi đến chỗ sẵn sàng chấp nhận những cảm xúc mà các hành vi đó đang khóa chặt. Con người phải sẵn sàng cảm nhận cảm giác khủng khiếp của sự thiếu thốn, nỗi sợ hãi đau đớn khi bị ruồng bỏ, nối kinh hoàng trước việc họ có thể chết, hay bất cứ cảm giác gì không ngừng truyền thêm sức mạnh cho những hành vi không lành mạnh. Họ cũng phải sẵn sàng “cảm thấy khác biệt” so với người khác khi uống nước khoáng tại một bữa tiệc, trong khi những người khác uống rượu mạnh; họ phải sẵn sàng cưỡng lại những món tráng miệng ngon lành ngay trước mắt; và họ phải sẵn sàng đứng lên chạy bộ khi lẽ ra có thể ngồi xem ti-vi. Khi con người sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm – trách nhiệm ở mức sâu sắc và tuyệt đối nhất – cho những hành vi liên quan trực tiếp đến hạnh phúc của họ, thì lợi ích thu về có thể sẽ rất tuyệt vời.
Thành công của con người trong việc thay đổi hành vi bắt đầu khi họ thật sự quan tâm đến những động lực của chính mình. Điều này có nghĩa là họ phải tự hỏi tại sao họ lại cố gắng thay đổi và thành thật suy nghĩ về câu trả lời. Nếu những lý do họ nghĩ ra là những người xung quanh đang gây áp lực cho họ, hay họ nghĩ rằng mình nên thay đổi để sống lâu hơn, hoặc họ muốn tương xứng với một hình ảnh nào đó, thì họ sẽ có một khởi đầu tồi tệ. Những lý do này không thật sự thuyết phục và chúng không có khả năng thúc đẩy một sự thay đổi có ý nghĩa bởi vì chúng thiếu sự tán thành cá nhân.
Quyết định thay đổi là thứ mà những cá nhân phải đưa ra cho bản thân họ. Nó có nghĩa là khám phá nguyên do tại sao họ muốn thay đổi, đồng thời chú ý đến những lợi ích họ nhận được từ hành vi đó. Khi khám phá những động lực của mình, họ sẽ ở vào vị trí có thể đưa ra lựa chọn đúng. Sự lựa chọn có thể là thay đổi, nhưng cũng có thể là vẫn tiếp tục hành vi đó. Tùy vào bản thân họ. Nhưng chừng nào họ còn chưa quan tâm đến những động lực cơ bản và đưa ra lựa chọn thật sự, thì những hành vi tự hủy hoại bản thân vẫn tiếp tục “kiểm soát họ“. Khám phá động lực của một người có thể là một quá trình cam go và đưa ra được một lua chọn đúng cũng có thế là điều khó khăn.
Vậy thì nhìn chung, khi con người tự chủ hơn – tức là khi họ có động lực nội tại nhiều hơn và hợp nhất được điều lệ của các hành vi quan trọng – thì họ không chỉ ít có khả năng thực hiện những hành vi rủi ro cao ngay từ đầu, mà còn có thể thay đổi những hành vi đó nếu bị chúng lôi kéo. Cách tiếp cận sinh học-tâm lý-xã hội để điều trị chú trọng việc xây dựng một mối quan hệ hợp tác giữa những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân của họ. Nó thừa nhận tầm quan trọng của việc điều trị toàn diện và thừa nhận rằng các quá trình xã hội-tâm lý cũng cần thiết để khỏe mạnh. Do đó, cách tiếp cận này nhấn mạnh rằng cách một nhà trị liệu kết nối với bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến việc bệnh nhân có hành động một cách lành mạnh như uống thuốc, giảm cân, ngừng hút thuốc hay không.
Các nhà trị liệu khuyến khích bệnh nhân chủ động quản lý sức khỏe của họ – đặt câu hỏi và tham gia đưa ra những giải pháp khả thi cho các vấn đề về chăm sóc sức khỏe. Đương nhiên, bác sĩ sẽ cung cấp thông tin có giá trị và đưa ra những đề xuất về kế hoạch điều trị, nhưng bệnh nhân được khuyến khích suy nghĩ về các phương án và đóng vai trò nào đó trong việc quyết định kế hoạch. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ không chỉ cung cấp những quan điểm đáng giá về bản thân họ – chính bệnh nhân mới là người biết rò minh có thể làm gì, chứ không phải nhà trị liệu – trong mọi linh vực hoạt động của con người, người ta thừa nhận rằng khi con người đóng một vai tro trong viẹc quyết định làm gì và làm như thế nào, họ sẽ tận tâm hoàn thành quyết định đó hơn.
Tất cả các đặc tính của việc khuyến khích tự chủ – đứng ở góc nhìn của người đó, trao quyền lựa chọn, cung cấp thông tin liên quan mà người đó không thể tiếp cận, đưa ra nguyên do cơ bản đằng sau những đề nghị hay yêu cầu, hiểu được cảm xúc của người đó, giảm thiểu những thái độ và ngôn ngữ mang tính kiểm soát – mô tả một cách hoàn hảo việc phải tâm lý và lấy bệnh nhân làm trung tâm trong thực hành y học có nghĩa là gì. Chúng giúp ta xây dựng những mối quan hệ hợp tác và chúng là những hành vi và thái độ mà cách tiếp cận sinh học-tâm lý-xã hội được ủng hộ ở các bác sĩ.
Trách nhiệm và khuyến khích tự chủ, khi các nhà trị liệu khuyến khích tự chủ, họ có thể hiểu được và chấp nhận lý do tại sao một bệnh nhân lại hút thuốc, uống rượu bia hay ăn quá nhiều. Và với sự thấu hiểu đó, họ sẽ có thể cùng bệnh nhân xây dựng những kế hoạch điều trị có khả năng thành công. Những kế hoạch điều trị được vạch ra từ góc nhìn của một bác sĩ mà không cân nhắc đến những nhu cầu của riêng bệnh nhân và những trở ngai mà bệnh nhân phải đối mặt thì đều có khả năng thất bại.
I am so very thankful for your time Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link. (English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)