Làm game mobile (vận hành game) – phần 2

Vận hành phân phối

  • Việc vận hành này chỉ dừng lại phía team vận hành tại VN phân phối nội dung & events từ phía đối tác (CP) toàn bộ kế hoạch được CP lên sẳn và chạy theo kế hoạch .
  • Không có bất kỳ điều chỉnh nào vào sản phẩm cũng như hạn chế thêm bớt các ý kiến để đảm bảo tính nhất quán cho sản phẩm theo ý CP Chỉ Hỗ trợ chạy Marketing (MKT) để đảm bảo theo đúng kế hoạch mà đối tác (CP) mong muốn.

Ưu điểm:

  • Chi phí nhân sự vận hành không cao, chỉ cần người làm plan điều phối sản phẩm theo plan của CP. ( thường nhân sự này có khả năng trao đổi tiếng Trung là đáp ứng yêu cầu )

Nhược điểm:

  • Nếu đối tác (CP) hiểu thị trường VN sẽ dễ dàng trong việc điều phối, nếu như CP chưa có kinh nghiệm sẽ tác động lớn đến việc khai thác doanh thu vì thì trường game tại VN đã thay đổi khá nhiều khi mà game client trong 1 năm đổ lại là không có nhiều, web game không còn các đầu game lớn, tập trung nhiều nhất vẫn là game mobile được ra mắt mỗi tháng.

Vận hành chủ động

  • Team vận hành đặc biệt là nhân sự phụ trách sản phẩm phải chơi game và nắm toàn bộ các tính năng từ cơ bản đến nâng cao, so sánh các thay đổi cập nhật của game và đánh giá các cấu trúc events (tại thị trường TQ, tại thị trường khác) so với thị trường VN và các game đồng dạng ra sao. Từ đó xây dựng nên 1 bảng điều chỉnh và thảo luận với CP bao gồm:
    • Điều chỉnh tính năng của game ( hạn chế việc cho vật phẩm quá nhiều: cho nhiều sẽ giúp tăng retention rate của game nhưng nếu cho quá nhiều sẽ dẫn tới hệ luỵ users không mặn mà tiêu phí, hạn chế việc farm trên sản phẩm: hành vi users tại VN luôn đề cao việc chơi game FREE do đó khi có khả năng farm thì họ sẳn sàng farm và đốt content game trong khoản thời gian rất ngắn. Bổ sung các yêu cầu tính năng cho phù hợp với game thị trường tại VN bao gồm các tính năng cộng đồng, sharing viral facebook, liên server, liên đấu …
    • Định giá (đây là điểm khác biệt của sản phẩm khi đi ra ngoài thị trường, khi muốn cạnh tranh về giá thấp dựa trên tập users đông trả ít và trung bình hay là canh tranh về doanh thu trên tập users ít nhưng trả nhiều), Khi định giá sai đồng nghĩa với việc giá trị của items sẽ bị ảnh hưởng, có thể tác động tiêu cực với các users trả ít hoặc bị thao túng bởi các users trả nhiều từ đó đồng nghĩa với việc cách giãn giữa hai tập users(free & trả tiền) quá lớn, khả năng server không còn người chơi sẽ rất cao vì họ sẽ chuyển server hoặc bỏ game. ( việc định giá này cũng tác động đến việc đốt content/items game nhanh sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của game)
  • Kế hoạch events ngắn hạn ( theo tuần & tháng ) với mật độ dày về chi/tiêu phí ra sao , đối tượng nhắm đến cho chi trả ra sao bao gồm 2 nhóm chính
    • Nhóm free và trả tiền ít: 20K. 50K
    • Nhóm trả tiền theo sự kiện và sẳn sàng trả tiền để thoả mãn cái tôi: 100K, 200K … 20.000K.
  • Team vận hành xây dựng lịch trình sẳn việc cập nhật tính năng của sản phẩm ra sao trong (3,6,12 tháng), làm việc với marketing để điều phối hình ảnh, video cho việc chạy marketing như thế nào ở mỗi đợt update của sản phẩm.

Ưu điểm:

  • Team vận hành cần phải có tối thiểu 2 nhân sự, 1 bạn chịu trách nhiệm vận hành cho sản phẩm bao gồm làm plan và quan sát số liệu game khi game chính thức ra mắt từ đó sẽ thay đổi để phù hợp và tối ưu doanh thu và 1 bạn chịu trách nhiệm truyền tải thông tin trao đổi bằng tiếng Trung giữa team và CP (hoặc có thể dùng tiếng anh nếu CP có thể trao đổi bằng tiếng Anh)
  • Linh động trong việc điều chỉnh tính năng (thời gian, vật phẩm), định giá và điều chỉnh events để tối ưu hoá doanh thu cho sản phẩm theo các thời điểm hoặc sự kiện lớn trong năm.

Nhược điểm:

  • Chi phí team có thể tăng về mặt nhân sự, do cần tối thiểu 2-3 nhân sự đảm nhận các vị trí riêng biệt tránh việc họ phân tâm vào làm các công việc khác mà quên mất tập trung vào sản phẩm.
  • Nếu sản phẩm đã chạy, khi bổ sung nhân sự mới sẽ rất khó khăn và tốn thời gian vì nhân sự mới cần thời gian chơi game và đánh giá cơ bản. Do đó rủi ro trong việc vận hành sản phẩm sẽ rất cao khi nhân sự phụ trách sản phẩm nghỉ việc.

Leave a Reply