Học về “Quản Trị Học”

Nhìn lại 1 chút lịch sử, thì từ năm 2010 đã làm ở vai trò như 1 quản lý cấp thấp và hành trình này kéo dài tận 10 năm.

Khoản 3 năm trở lại đây, bản thân vẫn làm thuần về quản lý nhưng rất muốn đi sâu vào quản trị hơn chỉ là làm bề nổi. Chính việc này đã tạo động cơ cho bản thân để đi tìm câu trả lời cho các vấn đề nền tảng và căn bản sau

Câu hỏi

  • Bản thân luôn đặt câu hỏi là quản trị là làm gì ?
  • Vậy thì quản lý khác với quản trị ra sao ?
  • Khi làm quản trị thì yếu tố nào nên cần tập trung nhất??

Học để tìm ra bản chất của vấn đề nhanh nhất

Quyết định của bản thân trong năm 2020 là học cao học về Quản trị kinh doanh, và trong đó có môn Quản Trị Học chính là điểm mình nhắm đến để giải đáp các câu hỏi về nền tảng Quản trị là gì? Thật sự may mắn khi được tham gia lớp của giảng viên Lê Việt Hưng chỉ là lớp ôn tập nhưng đã tham gia được 3 buổi học (trung bình 1 buổi là 3 tiếng 30 phút) nhưng lượng kiến thức nền tảng rất bổ ích.

1. Quản trị là tầng tư duy dành cho người quản lý và tất cả các cấp trong tổ chức xoay quanh 4 chữ (P-O-L-C)

2. Quản trị mang tính nghiên cứu khoa học và tính nghệ thuật khi ứng dụng thực tế.

3. Mô hình “quan liêu” được mọi người đọc,xem, hiểu sai khá nhiều. Và thú vị là mô hình này thấy rất nhiều ở một số công ty tại Việt Nam.

4. Tháp nhu cầu của Maslow nghe quen thuộc nhưng Theory X and Theory Y của Douglas McGregor lại càng thú vị hơn. Ví dụ cho thuyết X và Y: tại sao Việt nam chọn X để giải quyết bài toán dịch Covid trong khi phương Tây lại là Y.

5. Chính vì quản trị là môn nghiên cứu khoa học nên khi không có đủ dữ kiện sẽ có sai số. Ví dụ: cuốn sách nghiên cứu về các công ty vĩ đại về sự thành công của họ “Good to Great: Why Some Companies Make the Leap and Others Don’t” tuy nhiên sau khủng hoảng kinh tế 2008 thì đa số các công ty này đã bị phá sản. Câu hỏi đặt ra là Jim Collins đã bị sai sót ở phần nào. Do đó cuốn “How The Mighty Fall: And Why Some Companies Never Give In (Good to Great)” chính là giải đáp cho vấn đề trên. (đã đọc cuốn Good to Great và nó hay thật sự…)

6. Trong tổ chức thì gốc rễ và giá trị luôn đi từ văn hoá : nhưng nhiều người lại hiểu chưa rõ văn hoá là gì?? ứng xử có gọi là văn hoá không ? ăn mặc, giờ giấc có phải văn hoá không ? Tóm tắt: Văn hoá mang tính chia sẻ cùng nhau, được tạo ra từ chính con người và mang tính ổng định để trở thành một thói quen._Có người đặt câu hỏi thế Văn hoá nhậu phải văn hoá không ? câu trả lời là có vì : đây là hành động có sự chia sẻ (cao là khác vì chia sẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác) – được tạo ra bởi chính con người trong mối quan hệ giao tiếp xã hội (nhưng đôi khi hiểu sai việc dùng cho công việc và dùng cho mối quan hệ xã hội) – tất nhiên nhậu được hình thành và trở thành thói quen không thể thiếu của mọi người.

7. Việc hoạch định ở một số công ty hiểu sai, dẫn đến việc họ thường tạo ra sản phẩm cho người dùng và quên rằng xu hướng đổi mới bây giờ là “customer centric — khách hàng là trọng tâm”8. Vai trò của các nhà quản lý đôi khi được hiểu sai về mặt chức năng từ đó dắt dây bằng việc: mất đi người nhân viên giỏi chuyên môn và xuất hiện ông quản lý tồi.

Leave a Reply