Được cô bạn cho mượn cuốn sách “The Leadership Gap” đọc rất thú vị, đặc biệt cho các bạn đang ở mức leader (quản lý ở mức độ nhỏ ở mặt nguồn nhân lực)
Sách hay về chiều khái quát các hiện tượng ở mức cơ sở, không đề cao lý thuyết và đưa vấn đề lồng ghép. Hay chính là việc Lolly Daskal đã nhân cách hoá đặc tính của con người với những cái tên rất hay.
1. Kẻ (người) nổi loạn
2. Nhà thám hiểm
3. Người nói sự thật
4. Anh hùng
5. Nhà phát minh
6. Người dẫn đường
7. Hiệp sĩ
Quan điểm nhận được:
- Con người nhất là vai trò lãnh đạo họ (có thể) bị kẹt trong chính suy nghĩ bản thân (từ chính thế mạnh của họ)
- Sức mạnh của trực giác giúp bản thân nhạy bén hơn trong sự thay đổi và đôi khi đó là điểm rơi chết người.
- Sự bất công luôn xảy ra chung quanh nhưng định hình nó là mối nguy hiểm cho con người cho nguồn nhân lực chính là điểm cốt lõi
- Đế chế Ford sẽ chết nếu không có Edsel, nhấn mạnh vấn đề chính là khi môi trường thay đổi, nếu không đánh giá thay đổi dần thì sẽ bị đào thải
- Chuẩn mực trong con người về một số nhu cầu, nguyên tắc, ứng xử không dừng là phải đúng mà phải cải tiến lên thành mức tiêu chuẩn cao nhất, đó là bài học của bậc thầy về sushi Sukiyabashi Jiro.
- Quyết định vấn đề không giải quyết quan trọng hơn vấn đề cần giải quyết