Healthspan – Thời gian của tuổi già mà vẫn có một sức khoẻ tốt

Tựa sách “The 100-Year Life: Living and Working in an Age of Longevity” của tác giả Lynda Gretton đã tập trung vào việc khám phá những thay đổi lớn trong cuộc sống hiện đại do con người ngày càng sống lâu hơn và ảnh hưởng của điều này đến cách chúng ta làm việc và sống của một cuộc sống khoẻ mạnh khi con người tiến về tuổi 100,

Trong bài phát biểu của bác sĩ Kazuhiro Akiyama đã nêu rõ: “Với sự phát triển của y học, tuổi thọ trung bình của con người đã được kéo dài đáng kể, do đó tuổi thọ trung bình của nam và nữ đã kéo dài thêm 30 năm”

Có một sự thật rằng, càng sống lâu thì thời gian mà con người không tự sinh hoạt lại tăng lên cao hơn. Ví dụ: Khi sức khoẻ suy giảm, con người có nguy cơ nằm trên giường bệnh trong một thời gian dài. Trong năm 2000 nhiều nhà nghiên cứu y tế đã sử dụng từ khoá “Healthspan” và sau đó tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các viện nghiên cứu lớn như Viện Quốc gia về Lão hóa (National Institute on Aging – NIA) tại Hoa Kỳ đã sử dụng và thảo luận khái niệm này trong các nghiên cứu của họ về lão hóa. Khái niệm Healthspan hiểu đơn giản là “Thời gian của tuổi già mà vẫn có một sức khoẻ tốt trong những năm cuối đời”. Một khái niệm về tuổi thọ mới được tính bằng cách lấy tuổi thọ trung bình trừ đi thời gian không thể tự sinh hoạt tự chủ.

Ví dụ: Theo số liệu 2020 người Việt có tuổi thọ trung bình là 75.3 năm, và thời gian tự sinh hoạt là 67.4 năm, khoảng trống 7-8 năm cho việc chiến đấu với các vấn đề sức khoẻ và không thể tự sinh hoạt tự chủ (đây là lúc cần những sự hỗ trợ chăm sóc đặc biệt về y tế lẫn dinh dưỡng).

Theo kết quả của một nghiên cứu thì khoảng thời gian 7-8 năm cuối đời để vui tươi và khoẻ mạnh chỉ chiếm khoảng 10%, số trường hợp dần lão hoá chiếm 70% và có 20% những người rơi vào tình trạng nằm trên giường bệnh kéo dài. Xuất hiện rõ rệt của những sự chuyển biến dần sang tình trạng không thể tự sinh hoạt một cách tự chủ như trước: trước tiên là không thể đi lại, tiếp đến là không thể ăn uống do hội chứng khó nhai nuốt, sau cùng là mất nhận thức. Hơn nữa, chi phí chăm sóc y tế cho người cao tuổi thường cao hơn 7-8 lần so với người trẻ tuổi, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế và an sinh xã hội tại Việt Nam, khi dân số già hóa tiếp tục gia tăng.

Biện pháp cải thiện giúp giảm thiểu hiện tượng lão hoá trên là : “Không để cơ thể mất khối lượng cơ”. Hiện tượng sút giảm cơ do lão hoá và dẫn đến bệnh tật là “Sarcopenia – thiếu cơ (Sarco: cơ; Penia: Mất). Nếu lượng cơ không sút giảm nhanh thì thời gian có thể đi lại một cách khoẻ mạnh sẽ lâu hơn và chức năng nhai nuốt cũng sẽ tiếp nhận tích cực từ nhóm cơ từ hàm và lưỡi, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống trong những năm cuối đời.

Khi con người mắc bệnh truyền nghiễm hay chấn thương, cơ thể sẽ đốt cháy cơ bắp để chiến đấu chứ không phải sử dụng năng lượng từ ngoài được truyền dẫn vào cơ thể. Ngay cả việc phẩu thuật cũng là 1 dạng chấn thương bên ngoài, cơ nên khi lượng cơ quá ít thì dù cho phẫu thuật có thành công đi chăng nữa, cơ thể cũng rơi vào trạng thái mất sức và làm tăng cao các rủi ro phía sau (đó là lý do trong y học có giai đoạn chẩn đoán tiền phẩu thuật).

Phương phát chung áp dụng cho nhiều đối tượng: IWT (Interval Walk Training)

Leave a Reply