Làm thế nào để thúc đẩy tính tự chủ

Bất kể người khác đối xử như thế nào với một đứa trẻ, điều tốt nhất bạn có thể làm chính là khuyến khích trẻ tự chủ. Khuyến khích tự chủ là một sự định hướng cá nhân mà bạn có thể làm cho người khác, đặc biệt là những người ở vị thế bề dưới. Định hướng này làm tăng thêm hứng thú trong mọi khía cạnh trong sự tương tác giữa bạn với họ. Nó đòi hỏi ta phải có khả năng đứng ở góc nhìn của người khác, có thể nhìn thế giới như những gì họ thấy. Nhờ đó, nó giúp bạn hiểu được tại sao họ lại muốn những gì họ muốn và tại sao họ làm những gì họ làm. Nói một cách đơn giản, khuyến khích sự tự chủ với tư cách một người quản lý nghĩa là có thể hiểu được việc trở thành một nhân viên của bạn, trong công ty, cộng đồng và ngành của bạn là như thế nào.

Những người quản lý khuyến khích tự chủ sẽ có những nhân viên tin tưởng vào công ty hơn, ít để tâm đến tiền bạc và lợi ích hơn, thể hiện mức độ hài lòng lẫn tinh thần cao hơn. Một trong những đặc tính chính của việc khuyến khích tự chủ là trao quyền lựa chọn, mà bạn buộc phải chia sẻ quyền lực hay sức mạnh của vị thế bề trên của mình. Việc trao quyền lựa chọn có thể được thực hiện ở các cấp độ cá nhân và cấp độ nhóm. Nói cách khác, một phần của việc khuyến khích tự chủ chính là cho phép các cá nhân trong lớp học hay nhóm làm việc của bạn tham gia vào việc đưa ra những quyết định về các vấn đề liên quan đến bản thân họ, và phần còn lại là chia sẻ việc đưa ra quyết định với toàn nhóm. Những người quản lý, giáo viên khuyến khích tự chủ và có sức ảnh hưởng nhất sẽ cho phép nhân viên hay học sinh của họ đóng một vai trò trong việc đưa ra quyết định.

Mặc dù trao quyền lựa chọn và khuyến khích tham gia vào việc đưa ra quyết định liên quan đến việc quyết định sẽ tham gia hoạt động gì, nhưng vẫn có những hạn chế với điều này. Nhiều người quản lý đã chia sẻ rằng thật ra chẳng có chỗ đâu để cấp dưới của họ lựa chọn việc nên làm chúng tôi phải làm rất nhiều thứ rồi. Có những thứ buộc phải thực hiện, có những nhiệm vụ phải được hoàn thành vì công việc, và có những chủ đề phải được triển khai trong lớp học. Nhưng gần như luôn có một chỗ nào đó để quyết định phải làm những gì, và vấn đề là giáo viên hay nhà quản lý nào thật sự khuyến khích tự chủ sẽ chấp nhận những quy định và xử lý chúng.

Trao quyền lựa chọn cách thực hiện một nhiệm vụ thậm chí còn dễ hơn trao quyền lựa chọn nhiệm vụ cần làm. Khi cấp trên của một quản lý chỉ định những việc cần làm, người quản lý đó vẫn có khả năng để nhóm quyết định cách thực hiện. Chẳng hạn như, với một nhiệm vụ có nhiều phần, nhóm có thể quyết định cách phân chia, cho phép lựa chọn việc cần làm có nhiều ưu điểm khả thi. Trước hết, ở nơi làm việc, sẽ thực hiện một quyết định được tham gia vào việc đưa ra quyết định đó, thì có thể quyết định đó sẽ có chất lượng cao hơn là khi quản lý quyết định một mình. Hơn nữa, các nghiên cứu đã xác nhận rằng lựa chọn giúp cũng cố động lực nội tại của con người, nên khi người ta tham gia vào việc quyết định cần làm gì, họ sẽ được thúc đẩy và tận tâm với nhiệm vụ đó. Để chắc rằng nhiệm vụ sẽ được hoàn thành tốt đẹp. Con người nghiêm túc đối mặt với thử thách tìm cách trao quyền lựa chọn càng nhiều, thì họ sẽ càng có khả năng thấy công việc khiến họ hài lòng hơn, và sẽ có những hồi đáp tích cực hơn.

Ngay cả những người tin vào sức mạnh của sự lựa chọn cá nhân có thể tự hỏi rằng liệu trao quyền lựa chọn có phải lúc nào cũng tốt nhất hay không. Chắc chắn câu trả lời là không và có một vài điều cần nhắc Được nhận thấy là hữu ích trong việc xác định xem khi nào là phù hợp nhất để trao quyền quyết định. Liệu quyết định đó có thúc đẩy sự căng thẳng và mâu thuẩn nếu những người khác tham gia vào hay không. Một điều ta cần phải suy xét nữa chính là công việc cụ thể đó có phù hợp để mọi người cùng đưa ra quyết định hay không, căn cứ vào mức độ trưởng thành của họ. Nói một cách đơn giản, mặc dù đề suất lựa chọn và để cho học sinh, con cái, nhân viên tham gia vào việc đưa ra quyết định, xét về mặt động lực, là điều đáng ao ước, nhưng vẫn có những hậu quả khác nhau mày ở đó có thể không thiết thực và có hại.

Con người đã bị đẩy đến giới hạn do bị kiểm soát quá nhiều trong quá khứ. Nên nhớ rằng nếu bạn kiểm soát người khác đủ nhiều, họ có thể bắt đầu hành động như thể họ muốn bị kiểm soát. Chiến lược tự bảo vệ mình, họ bắt đầu tập trung vào bên ngoài, tìm kiếm những dấu hiệu về điều mà những người ở vị thế bề trên mong trở họ, tìm kiếm thứ tránh khỏi rắc rối. Ít nhất ở một mức độ nào đó, có người quen với việc bị kiểm soát và hành động như thể họ không muốn điều thật sự cần thiết cho bản thân của mình, tức là cơ hội được tự chủ. Có lẽ họ sợ rằng mình sẽ bị đánh giá, thậm chí có thể bị phạt, nếu đưa ra sự lựa chọn sai lầm và có khả năng là như vậy thật.

Đương nhiên, thỉnh thoảng khi giáo viên và quản lý bảo chúng ta rằng, con người không muốn lựa chọn thật ra họ chỉ đang bào chữa cho hành vi kiểm soát của mình, nhưng đôi lúc họ biết mình đang nói điều gì. Tuy nhiên, nếu họ đúng, có lẽ bởi vì chính bản thân họ, hay phụ huynh, giáo viên, quản lý, những người mà trước đây họ từng tiếp xúc, đã kiểm soát và không cho họ quyền lựa chọn. Khi con người ở những vị trí với quyền thích kiểm soát, thì cũng gần giống như họ đang tước đi linh hồn của những người mà họ được cho là phải giúp đỡ.

Tất cả những điều này đều có nghĩa làm việc khuyến khích tự chủ có thể rất khó khăn, đặc biệt với những người đã quen bị kiểm soát. Do đó, chúng ta phải kiên nhẫn, chúng ta phải làm việc với học sinh và những viên đã đánh thức những gì căn bản trong bản chất của họ và những gì gần như chắc chắn sẽ dẫn họ đến kết quả tốt đẹp hơn. Chúng ta cần thúc đẩy sự tự chủ của họ, một phần bằng cách trao cho họ quyền lựa chọn. Khuyến khích tự chủ không có nghĩa là dung túng cho tính vô trách nhiệm, cũng không có nghĩa là cho phép con người tham gia vào những hoạt động nguy hiểm hay gây hại. Trọng tâm của việc thúc đẩy tự chủ là khuyến khích con người hiểu được những quyền lợi của họ dừng lại ở đâu và quyền lợi của người khác bắt đầu ở đâu. Thiết lập nên các giới hạn là một cách để truyền đạt về các quyền của con người và về những ràng buộc tồn tại trong xã hội. Như vậy, nó giúp con người học cách có trách nhiệm trong việc đưa ra lựa chọn.

Khi những giới hạn là điều tất yếu, sẽ có vài suy xét quan trọng giúp ta chắc rằng việc lập ra những giới hạn không hủy hoại sự tự chủ. cách đề ra những giới hạn cũng khá quan trọng. Chẳng hạn, việc tránh những ngôn từ mang tính kiểm soát và nhận biết sự kháng cự của con người có thể tạo điều kiện cho họ sẵn lòng chấp nhận những giới hạn.

Hãy thử lấy một trải nghiệm thường ngày làm ví dụ, một người mẹ bảo con trai: “Con cứ chơi thoải mái trong hộp cát, nhưng đừng ném cát ra ngoài bải cỏ nhé”. Việc thiết lập một giới hạn có thể làm cậu bé mất vui cả ngày, nhưng thật ra không cần phải vậy. Người mẹ có thể làm nhẹ bớt gánh nặng của chính cô (và của con trai) nếu bỏ qua những từ hay cụm từ tạo áp lực như “hãy làm như con nên làm” hoặc “nhớ ngoan nhé” . Vả lại, đứa con sẽ có thể chơi vui vẻ mà không ném cát đi nếu người mẹ thừa nhận rằng cô biết con có thể muốn ném cát lung tung.

Tất cả những điều này cho thấy rằng cô hiểu được góc nhìn của con chứ không chỉ đơn giản là cố áp đặt. Khi những người đang bị đặt giới hạn hiểu được nguyên do cần có giới hạn, họ có thể chấp nhận chúng mà không cảm thấy bị hủy hoại. Nếu người mẹ giải thích với con trai tại sao việc không ném cát lại quan trọng – chẳng hạn, nó sẽ làm có chết và sẽ chẳng còn cát để lần sau chơi nữa – cậu bé sẽ có thể học được một điều quan trọng cùng lúc với việc được trao cho một lý do có ý nghĩa để giữ giới hạn. đến việc thiết lập giới hạn.

Tạo ra những giới hạn càng rộng càng tốt và cho phép lựa chọn trong giới hạn sẽ giúp người khác không cảm thấy bị hạn chế. Đặt ra những hậu quả tương ứng với mỗi vi phạm cũng là một yếu tố cần thiết để thiết lập giới hạn hiệu quả. Chặt đứt luôn bàn tay đang thò vào hũ bánh quy bị cấm thì quá cực đoan. Khi đặt ra những giới hạn, con người đang tạo ra “những quy định”, vậy nên quan trọng là phải rõ ràng về việc sống với “những quy định” và hậu quả khi vi phạm chúng. Vấn đề này đòi hỏi ta phải suy nghĩ kỹ, vì một khi các giới hạn được thiết lập và những hậu quả đã được cảnh báo, thì điều quan trọng là cần làm theo chúng; nếu không, người ta sẽ hủy hoại tín nhiệm của bản thân. Hậu quả của việc vi phạm không giống như hình phạt. Hình phạt là phương tiện để kiểm soát con người, nhưng thiết lập giới hạn không phải kiểm soát, mà là khuyến khích tính trách nhiệm.

Theo Edward Tolman và Kurt Lewin, hai nhà tâm lý học lưu vong người Đức có sức ảnh hưởng lớn, hành vi con người phục vụ cho một mục đích, với tuyên bố đó họ ngụ ý rằng hành vi có động lực được định hướng đến những kết quả nhất định. Con người hành xử đúng mực khi kỳ vọng mình có thể đạt được những mục tiêu. Nhờ hướng đến các mục tiêu, họ sẽ bám lấy lộ trình và có thể đánh giá những gì đang diễn ra để xem liệu họ có đang tiến bộ hay không.

Để các mục tiêu hoạt động hiệu quả nhất, chúng cân được cá nhân hóa – chúng cần phải phù hợp một cách đặc thù với người thực hiện – và chúng cần được thiết lập để thể hiện một thử thách tối ưu. Khi mục tiêu quá dễ dàng, người đó có thể chán nản và mất động lực, khi mục tiêu quá khó, người đó sẽ lo lắng và làm việc không hiệu quả. Cách tốt nhất để đặt ra những mục tiêu tối ưu cho một nhóm làm việc và thành viên của nó – hoặc cho một lớp học và toàn bộ học sinh trong đó – chính là để mọi người tham gia vào quá trình này. Khuyến khích tự chủ tạo ra các mục tiêu tối ưu mà con người sẽ hết lòng thực hiện, bởi vì bản thân họ đóng một vai trò chủ động trong việc định hình nên các mục tiêu đó.

Việc đánh giá hiệu năng của một người luôn dựa trên tiêu chuẩn rõ ràng hay tiêu chuẩn được ngâm hiểu. Đánh giá con người đang làm tốt hay kém sẽ chỉ liên quan tới một tập hợp kỳ vọng về sự thể hiện của họ trong một công việc nhất định, tại một thời điểm nhất định. Nếu mục tiêu được đặt ra một cách chính xác, họ có thể hình dung ra tiêu chuẩn để đánh giá hiệu năng làm việc. Điều tuyệt vời ở đây là nếu người ta được tham gia vào việc đặt ra những mục tiêu, thì họ cũng có thể tham gia vào việc đánh giá hiệu năng của mình. Còn ai biết rõ hơn chính bản thân họ rằng họ đã làm tốt ra sao? Trong bắt kỳ quá trình đánh giá nào, khi hiệu năng không đáp ứng được tiêu chuẩn, thì điều quan trọng là phải xem tình huỗng như một vấn đề cần giải quyết, chứ không phải như cơ sở để chỉ trích.

I am so very thankful for your time

Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link.
(English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)

Leave a Reply