Sự trì hoãn cho sức khoẻ

Vấn đề mà tất cả chúng ta đều gặp phải khi rất ngại phải làm những việc trước mắt cho dù về lâu dài sẽ có lợi cho chúng ta. Cho dù hoàn toàn hiểu được vấn đề, chứng ta vẫn thấy rất khó khăn để làm những việc chẳng mấy thích thú như tập thể dục.

Bạn có chấp nhận trải nghiệm điều mà các nhà tâm lý gọi là “những bất lợi trước mắt” vì mục đích của “những lợi ích lâu dài”.

Ý NGHĨA của chuyện này là gì? Tất cả chúng ta đều có những nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta muốn lảng tránh, nhất là khi mọi thứ xung quanh đang rất cám dỗ. Ai cũng ghét phải vật lộn với SUY NGHĨ không thích vận động thể chất hay phải ăn kiêng giảm lượng tinh bột, từ bỏ tổ hợp gia vị ưu thích, chán ngán việc tăng cường chất xơ. Tất nhiên, trong một thế giới hoàn toàn lý trí, sự do dự sẽ không phải là vấn đề. Chúng ta chỉ cần đơn giản là ngồi tính toán, so sánh giữa những sự vui thú trước mắt, hiểu rằng sẽ có lợi về lâu dài khi phải ta gắng chấp nhận một chút khó chịu trong hiện tại. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ tập trung cao độ vào những vấn đề thực sự quan trọng với chúng ta. Chúng ta sẽ thực thi các nhiệm vụ của mình. với suy nghĩ trong đầu về sự mãn nguyện thế nào khi hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta có thể kéo dây thắt lưng vào thêm một nấc nữa và thích thú với SỨC KHOẺ được cải thiện.

ĐÁNG BUỒN là phần lớn chúng ta lại ưu tiên những trải nghiệm trước mắt thay vì những mục tiêu lâu dài. Chúng ta thường xuyên cư xử như thể chúng ta tin rằng lúc nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ có nhiều thời gian, sức khỏe và tiền bạc hơn, ít mệt mỏi và căng thẳng hơn. “Sau này” có vẻ như là thời điểm lý tưởng để làm tất cả những gì chúng ta không thích lắm trong cuộc đời, thậm chí ngay cả khi việc trì hoãn có thể khiến chúng ta phải đối mặt với một sân nhà um tùm cỏ rác, hay việc chữa bệnh không có kết quả. Để rồi cuối cùng, không cần phải nhìn xa quá cái mũi mình, chúng ta cũng hiểu rằng ta thường không hy sinh nổi những niềm vui ngắn ngủi cho những lợi ích lâu dài của bản thân.

Nếu ta có bệnh và có một cách điều trị triển vọng, ta sẽ tuân thủ hoàn toàn các chỉ định của bác sĩ. Nếu ta thừa cân, ta sẽ thắt lưng buộc bụng, đi bộ nhiều dặm mỗi ngày, chỉ ăn cá nướng, rau và uống nước. Nếu ta hút thuốc, ta sẽ bỏ thuốc – không có “nếu”, “và” hay “nhưng” gì cả. Không phải bàn cãi gì là nếu chúng ta lý trí hơn và hình dung rõ ràng về những gì “nên làm”. Thật không may là chúng ta lại không như vậy. Bạn giải thích ra sao về việc hàng triệu thẻ câu lạc bộ thể dục bị bỏ phí hay vì sao rất nhiều người mạo hiểm cuộc sống của mình và những người khác chỉ để nhắn tin khi đang lái xe, vì sao … ??

Leave a Reply