6# | Từ câu hỏi thành câu chuyện
Sau khi mình viết bài đi tìm động lực sống, có vài anh/chị khi gặp mặt có hỏi mình tại sao lại phải hành xác như vậy làm gì? nói những điều “tạo động lực” cho hai anh em kia để làm gì khi họ đâu có chạy giống mình?
Thật sự mình ít khi giải thích một vấn đề theo góc nhìn giới hạn tạm thời của người khác (bản chất là không cùng điểm chung về trải nghiệm và cảm nhận), tuy nhiên mình đã kể lại một chuyện từ 2021 khi lần đầu tiên mình là coach bất đắc dĩ: đồng hành – hướng dẫn – hỗ trợ cùng một bạn đi xe đạp từ Sài Gòn lên Đà Lạt theo hướng đường biển (và độ khó của cung này là chinh phục đèo Ngoạn Mục và đèo D’Ran).
//// Ứng dụng OKR sẽ cụ thể hoá như sau.
Mục tiêu: Đạp xe đạp từ Sài Gòn đi Đà Lạt trong 4 ngày.
Kết quả 1: đạp 80-100Km mỗi ngày
Kết quả 2: chinh phục 2 đèo: Ngoạn mục và D’Ran trong 1 ngày.
/////
mỗi kết quả luôn có hành động đi kèm, đây là cách kiểm soát khả năng cam kết và độ kéo giãn của mục tiêu ở chiều chi tiết của người thực hiện.
/////
Nghe đến đây ai cũng đặt câu hỏi đánh giá : “tại sao mình có thể đồng hành cùng 1 bạn & kiên trì trong 4 ngày để chinh phục 2 ngọn đèo kia ?”
Với thể trạng người bình thường ít vận động đạp 20km/ ngày là sẽ gặp rất nhiều vấn đề từ sức bền, cảm nhận khả năng cơ thể và chưa có khả năng điều chỉnh cơ thể cho phù hợp với điều kiện môi trường.
May mắn mình được hướng dẫn, đồng hành cho bạn từ điểm xuất phát đến khi lên Đà Lạt, phương pháp luận rất đơn giản:
– Đạp chiếc xe phù hợp với cơ thể (không nhỏ, không to để không áp lực lên chân, vùng core và lưng.
– Đạp đường dài thì tập trung vào nhịp tim và cách thở không cần quan tâm tốc độ.
– Đạp sẽ mệt, sẽ khó chịu: đói, khát, đau cơ, vậy thì luôn nhắc nhớ “tại sao phải làm việc này”
– đừng rập khuôn cách làm “người ta làm được mình làm được”
Mà phải hiểu đúng lại “người ta làm được mình sẽ làm được khi biết nhìn nhận khả năng bản thân từ bên trong.”