Tổ chức vận hành theo mô hình công ty gia đình

4# | Từ câu hỏi thành câu chuyện

Đầu năm ngồi coffee nghe chia sẻ và trao đổi của một người bạn về vấn đề công ty bạn đang làm việc có nhiều bất cập tác động xấu “tinh thần” từ công việc của bạn và các vị trí khác trong công ty cũng gặp tình trạng tương tự, cụ thể:

ghi chú: mình là (A), bạn mình là (B)

B: bạn có lời khuyên nào cho công việc bị quá tải do mỗi ngày phải nhận thêm việc vụn vặt, và bản thân cảm nhận không có sự phát triển nghề nghiệp tại môi trường này ?

A: Góc nhìn của mình là mình sẽ không đưa ra kết luận để khuyên gì cả vì không đủ dữ liệu, mình hi vọng bạn phải nhìn nhận rõ hơn về triệu chứng trước khi nói nguyên nhân.
// ví dụ: bóng đèn khi không sáng, ai cũng sẽ bảo là bóng đèn hư ? vậy thì còn nhưng phần khác cấu thành nên tổng thể việc sáng của bóng đèn thì sao, đã kiểm tra và đánh giá chưa?

A: Mình không làm việc trong tổ chức của bạn, nhưng cách bạn chia sẻ hành trình về công việc mỗi ngày: quản lý của bạn thích ôm việc làm hài lòng BOD, không có kế hoạch, quản lý của bạn không xác định khung năng lực cho các vị trí, không có xác định phạm vi công việc (chiều sâu về chuyên môn), không có mục tiêu ngắn/trung hạn và trao quyền thực thi dẫn đến không biết như thế nào là : ‘đúng việc’, không có đào tạo cụ thể cũng không có khung thời gian cho lộ trình tự học, ứng dụng và thử sai.
// Do đó, trước khi bạn nói vấn đề của bản thân hãy ngồi xuống trao đổi với quản lý của bạn trước đã.

B: vậy góc nhìn của bạn thế nào về công ty theo mô hình gia đình ?

A: Nếu tổ chức bạn đang làm theo mô hình vận hành “gia đình” trong giai đoạn khởi tạo mô hình kinh doanh thì đó cũng không phải là điều gì xấu mà đó là mô hình phù hợp về mặt nguồn lực bao gồm: tài lực, nhân lực…Bạn phải hiểu điểm mạnh của mô hình này chính là năng lực gắn kết sẽ cao hơn so với các mô hình tổ chức hiện đại đa tầng (thang đo 1-5) thì sẽ từ 4 trở lên, bên cạnh đó chính vì họ hiểu nhau cho nên tinh thần đồng đội và cam kết sẽ tốt hơn về mặt duy ý chí lãnh đạo
// ví dụ: câu chuyện kết nghĩa vườn đào của 3 anh em “Lưu-Quan-Trương”.

A: Tuy nhiên công ty mô hình gia đình điểm yếu mang tính nền tảng là tính cá nhân sẽ rất cao, do đó sẽ gặp các vấn đề “one size fit all”, cho nên việc quản lý sẽ bị mất cân đối về phương pháp luận, tổ chức và điều động nguồn nhân lực (cụ thể: 1 người có thể cân cả đội khi cảm thấy đồng đội mình làm không vừa ý mình). Rủi ro về mặt hệ quả là không có lớp kế thừa tài năng, vì khả năng đào tạo và phát triển hầu như sẽ không có.

A: Còn nếu tổ chức của bạn trong giai đoạn tăng trưởng thì việc phát biểu các vấn đề trên không nằm ở phạm vi của bạn, đó là phạm vị liên quan điều hành tổ chức bởi các anh chị lãnh đạo cấp cao.
// do đó, bạn nên đánh giá và xem xét khả năng phát triển chuyên môn của bản thân tại môi trường này có phù hợp với nhu cầu của phát triển bản thân hay không đã

Leave a Reply