Tự chủ giữa sự kiểm soát

Để bắt đầu, ta phải thừa nhận rằng con người được sinh ra với những sự khác biệt về mặt cá nhân. Ở mỗi đặc tính (chiều cao, trí tuệ, tính hung hăng hay bất kỳ thứ gì khác), con người có khuynh hướng không chỉ khác nhau mà họ còn làm vậy để phù hợp với cái gọi là sự phân bố thông thường – đường cong hình chuông quen thuộc. Điều này có nghĩa là trước khi môi trường có bất kỳ tác động nào lên con người, mỗi khía cạnh con người của họ đều đã có khởi điểm riêng.

Mỗi khía cạnh trong số này có tiêu chuẩn bình thường của nó – gọi chính xác là giá trị trung bình. Chẳng hạn như có chiều cao trung bình, có IQ trung bình và hầu hết mọi người đều quay quanh giá trị trung bình đó. Càng cách xa giá trị trung bình thì càng ít trường hợp.

Ví dụ: IQ trung bình là khoảng 100, và 2/3 loài người có IQ trong khoảng 90-110. Ngược lại, chỉ khoảng 2% dân số có IQ trong khoảng từ 120-140 và 2% rơi vào khoảng 60-80.

Trẻ em càng có sức sống và chủ động thì càng có khởi đầu tốt hơn trong việc phát triển một dáng vẻ tự tin một cách tự chủ. Nhưng đó chỉ là khởi đầu. Ngay lập tức, môi trường sẽ bắt đầu tác động đến những quá trình này – môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh nếu như nó cho phép những nhu cầu cơ bản được thỏa mãn, và nó gạt bỏ sự phát triển nếu nó không đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Dĩ nhiên, điều này đặt ra giả thuyết rằng những đứa trẻ được nuôi nấng trong môi trường nghèo khổ sẽ sống trong tình trạng tồi tệ hơn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được dưỡng dục đầy đủ. Nhưng nó vẫn bỏ ngỏ câu hỏi tại sao một số người lại có thể sống khá tốt bất chấp những ảnh hưởng từ môi trường này.

Ta vẫn thường nghe các giáo viên nói rằng khuyến khích tính tư chủ ở những học sinh gắn kết và chủ động thì chẳng có gì khó, nhưng những đứa trẻ thụ động và hay gây hấn thì có vẻ cần phải kiểm soát. Và khi trẻ em ủng hộ sự kiểm soát, người ta rất dễ rơi vào cái bẫy kiểm soát chúng, thứ vẻ sau sẽ thành ra cản trở sự phát triển của trẻ.

Một nhân viên có thể xem cách cư xử của người quản lý là khuyến khích tự chủ, trong khi người kia. lại thấy nó mang tính kiểm soát, bởi vì hai nhân viên này đối mặt với tình huống bằng những kỳ vọng và sự nhạy cảm khác nhau. Và giờ đây chúng ta đã có vài luận điểm để trả lời câu hỏi điều này xảy ra như thế nào.

  • Đầu tiên, những cá nhân này có thể nằm trong số phần trăm hiếm hoi những đứa trẻ vượt xa mức độ trung bình về những đặc tính tâm lý (và có lẽ cả thể chất nữa) mà có thể góp phần phát triển theo những cách lành mạnh, tự chủ.
  • Thứ hai, những cá nhân này có thể tìm được ai đó đặc biệt để cho họ sự ủng hộ mà họ cần. Thứ ba, họ có thể thật sự tác động đến những người trưởng thành lạnh lùng và kiểm soát trong đời để ít bị kiểm soát và lạnh lùng hơn đôi chút. Và, cuối cùng, họ có thể phát triển những kỳ vọng khiến họ diễn giải nhiều tình huống khác nhau thành sự khuyến khích tự chủ hơn là chúng thật sự như vậy.

Thách thức ở đây là phải khuyến khích sự tự chủ ngay cả với những cá nhân buộc chúng ta phải kiểm soát họ. Chính những cá nhân thụ động, phục tùng hay ương bướng mới là những người cần một bối cảnh quan hệ cá nhân tối ưu – với sự kết nối, khuyến khích tự chủ, hay thiết lập giới hạn nhạy cảm – nhưng đây cũng là những cá nhân mà chúng ta phải rất khó khăn mới có thể trao cho họ bối cảnh đó. Tất cá mọi người đều tự chủ ở một mức độ nào đó, đó chính là khía cạnh đã dản dất con người tìm kiếm những bối cánh khuyến khích tự chú và tác động đến người khác để họ đối xử với mình theo cách khuyến khích tự chủ hơn. những người thiên về tự chủ sẽ có lòng tự trọng và khả năng tự hiện thực hóa cao hơn. Họ cũng chứng tổ sự hợp nhất trong tính cách lớn hơn. người có khuynh hướng tự chủ cao cũng có sức khỏe tinh thần tích cực và cho thấy sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân của mình hơn.

Điều quan trọng cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành là mức độ tự chủ, sáng tạo, sức sống, và động lực nội tại của con người được quyết định bởi sự tương tác giữa những tính cách riêng của họ (thứ mà chúng ta gọi là sự định hướng tự chủ) với mức độ khuyến khích tự chủ của bối cảnh xã hội. Dần dần, những người quản lý phát hiện ra rằng khi họ giúp đỡ cấp dưới nhiều hơn thì những người ngang hàng với họ và cả cấp trên cũng sẽ giúp đỡ họ nhiều hơn. Một sự hợp lực quả thật đã phát triển, và sự thay đổi trong hành vi của tám người quản lý là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiệu ứng tích cực đó.

Cảm xúc là những phản ứng đáp lại tác nhân kích thích thực tế hay tưởng tượng trong tình cảnh hiện tại hoặc trong ký ức. Những tác nhân kích thích tạo nên phản ứng cảm xúc của con người lại không mang ý nghĩa phổ quát. Những ý nghĩa này bắt nguồn từ việc tác nhân kích thích liên quan như thể nào với nhu cầu, ước muốn và kỳ vọng của con người. Quá trình truyền ý nghĩa cho các tác nhân kích thích gợi ra cảm xúc bao gồm hai phần, do nhà tâm lý học Magda Arnold chỉ ra. Khi con người gặp phải các tác nhân kích thích cụ thể, họ sẽ trực cảm được một ý nghĩa gần như tức thời và có một khuynh hướng sẵn có để hồi đáp những ý nghĩa trực cảm cụ thể theo những cách cụ thể.

Nỗi sợ và sự giân dữ của bạn sẽ tan biến khi bạn đánh giá lại những gì đang thật sự diễn ra. Chính quá trình đánh giá lại – sự đánh giá mang tính suy xét nhiều hơn – cho con người sức mạnh vượt lên cảm xúc của họ, và đây cũng là quá trình mà Jim Astman đã nhấn mạnh trong bài hát của anh. Quá trình gán cho tác nhân kích thích những ý nghĩa ít đe dọa hơn có thể là một công cụ rất mạnh cho sự tự chỉnh đốn, nhưng không may là không phải lúc nào ta cũng đạt được điều đó dễ dàng. Bạn phải nỗ lực thực hiện nó.

Sự tức giận bắt nguồn từ việc diễn dịch một lời bình luận thành mối đe dọa, nhưng lời bình luận chi trở thành mối đe dọa khi giá trị bản thân của con người bị mắc kẹt với việc phải được xem là mạnh mẽ. Con người có thể tự hỏi: “Được nhìn nhận là mạnh mẽ (nữ tính, sáng tạo, thông minh, hay đại loại vậy) có thật sự quan trong hay không?”. Liệu điều đó có thật sự đáng để dốc tâm bỏi đắp, và có thể nào cư xử theo những cách này họ sẽ hối tiếc về sau không? Thật thú vị khi nhận ra rằng thông qua việc bị ràng buộc với cái tôi, con người đã trao cho người khác một thứ vũ khí. Và những người khác sẽ nhanh chóng học được cách sử dụng nó.

Chẳng có gì đe dọa đến cái tôi nếu con người không tự diễn dịch nó như vậy – nếu họ không đe dọa cái tôi của họ với điều đó. Nếu không có hệ quả thực tế nào gắn với một lời xúc phạm, như là bị chối bỏ, bị bỏ rơi, bị sa thải, thì người ta có thể học cách hiểu lời xúc phạm đó như là sự công kích của người nói và không cảm thấy bị đe dọa, kể cả nó có khiến ta đau đớn ít nhiều. Một phần trong cách để con người vượt lên trên hoàn cảnh chính là để tâm đến những ràng buộc cái tôi của họ, để bất đầu khám phá xem điều gì đang khiến họ bị cuốn theo. Khi đó họ có thể tự hỏi mình rằng liệu có thật sự cần thiết để gây áp lực và kiểm soát bản thân họ theo cách đó hay không. Bằng cách khám phá những ràng buộc cái tôi của mình, con người có thể tìm ra những cách để ít phán ứng ít bị kiểm soát và trông như một con tốt hơn.

Chỉnh đốn những cảm xúc của một người bằng cách thay đổi sự diễn giải mà họ gán cho các tác nhân kích thích khơi gợi cảm xúc chỉ là một trong hai bước cần thiết để trở nên hợp nhất và tự chủ hơn về mặt cảm xúc – và trong quá trình này, cho bản thân một phương tiện để vượt lên những tác động mang tính kiểm soát. Các cảm xúc đều có những khuynh hướng hành vi cụ thể gắn chặt với chúng.

Trở nên tự chủ bao gôm việc phát triển các quá trịnh chính đón được tích hợp để kiểm soát hành vì khi cảm xúc bị kích thích. Khi làm như vây, con người có thể trái nghiêm sữ lưa chọn đích thực liên quan đến hành vì của mình khi họ giận dữ, phẫn nộ hay vui vẻ. Họ có thể chọn nói vè nó hoặc không; họ có thể chọn cách kéo dài nó, hoặc không: họ có thể chọn giải quyết vấn đề, hoặc không; hoặc họ đơn giản có thể chọn cách rồi khỏi hiện trường. Ở mức độ mà con người đã hợp nhất đối với một cảm xúc, họ sẽ thấy được cảm giác tự do trong cách hành xử. Cảm xúc không quyết định hành vi, thay vào đó, nó là một máu thông tin. liên quan đến quá trình chọn lưa cách cự xử. Hành vi sẽ được chọn lựa dựa trên việc nhận thức về cảm xúc và cân nhắc những mục tiêu họ muốn đạt được. Khi con người tự chủ, họ sẽ cho phép mình trải nghiệm cảm xúc một cách trọn vẹn và họ sẽ cảm thấy tự do trong việc quyết định cách thể hiện chúng.

Ngược lại, khi hành vi do cảm xúc thúc đẩy bị kiểm soát bởi các quá trình điều chỉnh đã được nội nhập, thì khi trái nghiệm cảm xúc cụ thể đó con người sẽ hành xử theo những cách được lập trình, cứng nhắc. Tức giận, một sự nội nhập có thể thúc ép con người phải trừng trị những ai chọc giân họ. Sự nội nhập đó có thể nói rằng: “Đó là cách bạn giữ thể diện”. Hoặc theo cách khác, nó có thể ép người ta không để cho người khác biết họ đang giận dữ.

Bằng cách sử dụng cảm xúc như một gợi ý, con người có thể tự hỏi bản thân hai câu hỏi quan trọng. Đầu tiên, “tôi đang không có được điều gì?”. Và thứ hai, “tôi có thật sự cần nó không?” . Cảm xúc cho thấy sự khác nhau giữa tình trạng hiện tại của con người và một vài tiêu chuẩn họ đang theo đuổi. Điều này có nghĩa là nó sẽ hữu dụng cho họ trong việc tìm cách nhận được những gì họ muốn (chẳng hạn như sự khuyến khích tự chủ từ người khác nhiều hơn hay những mối quan hệ liên cá nhân khiến ta hài lòng hơn), hoặc nó có thể ngụ ý rằng những mong muốn hay khao họ đang ấp ủ là không cần thiết hay vô lý.

Cuộc sống mà một số người đang theo đuổi là niêm tin rằng tất cả những gì họ muốn trong đời là được hạnh phúc. Thực tế, hạnh phúc không tuyệt vời như những gì người ta nói và dẫu sao thì hầu hết mọi người đều không thật sự mong muốn lúc nào mình cũng phải hạnh phúc. Họ tìm kiếm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau – cả cái được gọi là tiêu cực cũng như cái được cho là tích cực. Sự kinh hoàng không phải là hạnh phúc. Nỗi buồn, sự phẫn nộ hay tức giận cũng không. Và thật vô lý khi nói rằng việc cảm thấy tức giận hay phẫn nộ khiến ai đó hạnh phúc. Hạnh phúc đơn giản là một khái niệm sai lầm đối với những gì nằm trong bản chất của con người, những gì họ tìm kiếm và những gì thúc đẩy sự phát triển của con người.

Khi con người chỉ muốn hạnh phúc, họ có thể thật sự hủy hoại sự phát triển của chính mình, bởi vì cuộc truy tìm hạnh phúc có thể khiến họ đè nén những khía canh khác của trải nghiệm. Mong mỏi hạnh phúc có thể làm cho người ta né tránh (tức là đè nén) nỗi buổn khi một người họ yêu thương qua đời, hay né tránh nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với hiểm nguy. Ý nghĩa đích thực của việc sống không chỉ là để cảm thấy hạnh phúc, mà còn để trái nghiệm mọi cung bậc cảm xúc của con người. Chừng nào việc kiếm tìm hạnh phúc còn cản trở việc tải nghiệm các Cảm xúc khác, thì hệ quả tiêu cực còn có khả năng xảy ra.

Họp nhất và tự chú có nghĩa là cho phép bản thân cảm nhận các cảm xúc – tất cả các cảm xúc – rồi quyết định xem phải làm gì với chúng. Tuy nhiên, nó chỉ hữu ích trong việc giúp ta phân biệt các cảm giác chừng nào các cảm xúc còn “thuần khiết”. Có những cảm xúc cơ bản là cốt lõi của trải nghiệm con người, như vui vẻ, buồn rầu, hào hứng, giận dữ, và cũng có những cảm xúc phủ một lớp vỏ nhận thức bên ngoài. U uất không phải là một cảm xúc thuần khiết. Nó thường bị nhầm lẫn với nỗi buồn nhưng hai thứ thật ra hoàn toàn khác nhau. Nỗi buồn thì thuần khiết, và khi một ngươi cam thấy buồn, họ đang được nó nuôi dưỡng. Còn u uất chỉ chất chứa sự tự hạ thấp, lo âu và hồ nghi. Ư uất không hề mang tính nuôi dưỡng; nó khiến ta hoang mang và kiệt sức. Nó mang tính không thích nghi.

Tự phụ, theo một nghĩa nào đó, cũng giống như u uất. Trong khi u uất là kết quả của thất bại và mất mát khi một người nội nhập các tiêu chuẩn, thì tự phụ chính là kết quả của việc đáp ứng được những tiêu chuẩn đó. Tự phụ, cũng như u uất, đều không thuần khiết. Nó được bao phủ bởi sự kiêu căng về bản thân và hạ thấp giá trị của những người khác. Tự chủ không có nghĩa là ngăn chặn việc nhận thức những cảm xúc chỉ vì những lời khuyên răn đã được nội nhập, cũng không có nghĩa là để cho chúng lấn át ta. Nó có nghĩa là trải nghiệm chúng một cách trọn vẹn và cam nhận được ý nghĩa của việc lựa chọn cách thể hiện chúng. Khi đề cập đến các vấn đ về động lực, con người dường như luôn cần những phương pháp để thúc đẩy và kiểm soát bản thân. Nhưng sự thật là chẳng có phương pháp nào thúc đẩy con người hay làm cho họ tự chủ cả. Đông lực phải xuất phát từ bên trong, chứ không phải từ những phương pháp. Việc sử dụng các phương pháp chỉ có ích khi nó đúng với một người, và chỉ khi người đó đưa ra một lựa chọn thay đổi thật sự.

Điểm khởi đầu cho sự thay đổi chính là chấp nhận chính mình và thế giới nội tâm của mình. Người ta có thể tự hỏi: “Tại sao tôi lại ăn quá nhiều? Tại sao tôi lại quát vợ mình? Tại sao tôi lại dành quá ít thời gian cho các con? Tại sao tôi quá phụ thuộc vào thuốc lá?”. Ngay từ đầu, con người thực hiện những hành vi này – có lẽ là nhiều năm hay thậm chí hàng chục năm trước – bởi vì những hành vi đó là giải pháp tốt nhất họ có thể tìm ra để đương đầu với một tình cảnh khó khăn.

Tìm hiểu lý do khiến người ta làm việc gì đó có thể là một khởi đầu hữu ích nhưng nó không nên là cái cớ để ta đổ lỗi. Quá trình thay đổi trở nên dễ dàng hơn nhờ nhận thức được lý do tại sao con người đang thực hiện những hành vi không thích ứng, tương tự như vậy, quá trình sẽ bị cản trở bởi việc đổ lỗi về hành vi đó cho bản thân hay cho người khác. Khi con người thật sự quan tâm đến lý do tại sao họ làm một việc gì, và cá nhân họ cam kết tạo ra một sự thay đổi, thì việc đổ lỗi là không thích đáng.

Hãy nhớ những gì Charlotte Selver từng nói: “Dám béo. Quan tâm đến lý do vì sao bạn béo. Và rồi bạn sẽ sẵn sàng để gày”. Những thay đổi có ý nghĩa xuất phát từ sự sẵn sàng về mặt sinh học. Nó xuất hiện khi con người cảm thấy đã đến lúc thay đổi, khi họ sẵn sàng đưa ra một cam kết cho từng khoảnh khắc. Áp lực chẳng giúp ích được gì; thật ra, nó cũng giống như việc đổ lỗi cho bản thân, chỉ có khả năng làm họ tổn thương. Khi con người thấy áp lực, họ sẽ tuân thủ hoặc bất tuân. Sự tuân thủ tạo ra những thay đổi không thể duy trì, và sự bất tuân sẽ ngăn chặn thay đổi ngay từ đầu.

Leave a Reply