7# | Từ câu hỏi thành câu chuyện.
Nay đi chạy bộ về có bạn nhắn hỏi mình làm sao ứng dụng “Eisenhower Matrix” cho công việc. Mình trả lời bạn là công việc tại mỗi công ty sẽ đi theo bộ năng lực của vị trí đó cho nên để lắng nghe bạn liệt kê từng việc mỗi ngày và phân loại ra sẽ không khách quan vì bản thân mình không làm tổ chức bạn đủ lâu sẽ không thể tư vấn bừa bãi được. Để hiểu đơn giản hơn thì có ví dụ này về việc tập luyện cho bạn dễ hình dung hơn theo cấu trúc hệ thống:
Đầu tiên ta phải hiểu và tìm cho ra đơn vị đo lường là gì nếu không đo lường thì không đánh giá được tính quan trọng của từng công việc theo ngày, theo tuần, theo tháng.
Trong hình là thông tin của việc tập luyện và ngưỡng vùng hoạt động được dựa theo thang đo của tim. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi bạn tập quá nhiều bài HIIT trong 1 tuần (tác dụng chính ở vùng Anerobic hay còn gọi là vùng thiếu không khí khi đẩy cường độ tập lên cao trong một đoạn ngắn và hệ quả nhịp tim sẽ lên ngưỡng cao từ 180-200 nhịp/phút) cho nên đây được hiểu và vùng “quan trọng và khẩn cấp” và thú vị hơn là chúng ta nên chỉ hoạch định khối lượng cho vùng này 10% tương đương 1 tuần có 10 bài chạy thì chỉ chạy 1 lần cho vùng này.
Phản chiếu cho công việc khi đã tìm ra được giá trị đo lường thì 1 ngày có 10 việc cần làm thì chỉ cần tập trung “cao độ 1 việc” để đạt được ROI (return on investment) cho vai trò vị trí phụ trách, vậy vùng 20% là vùng quan trọng nhưng không khẩn cấp và 70% là không quan trọng và không khẩn cấp.
Tuy nhiên đây là ví dụ thông qua việc tập luyện nên phải hoạch định 3 vùng đầy đủ, còn trong công việc thì phải chủ động hoạch định theo đặc thù chuyên môn và công việc.
Ghi chú
1- HIIT: là từ viết tắt “High intensity interval training”, là các bài tập cardio ở cường độ cao hay cường độ cao ngắt quãng.
2- Anerobic: Vùng kỵ khí là vùng sản sinh năng lượng khi thiếu oxy
3- Aerobic: Vùng hiếu khí là vùng sản sinh năng lượng khi đủ oxy