Có bao giờ bạn tự hỏi : “Bản thân đã che giấu cảm xúc và niềm tin của mình nhiều như thế nào?”. Bạn cho rằng, nếu thể hiện chúng ra, bạn sẽ cảm thấy bản thân thật ích kỷ và tội lỗi, và người ta sẽ không thích mình. Bạn không thể là con người thật sự của mình vì sợ hãi hay xấu hổ.
Những cá nhân này có những sự nội nhập về việc họ nên trở thành người như thế nào và những sự nội nhập này neo chặt trong tâm trí họ. Một số cá nhân thậm chí còn nói rằng họ không biết bản thân mình là ai nếu tách rời với những gì họ nên, buộc và phải trở thành. Bị những sự nội nhập này chế ngự, người trẻ khoác lên mình vỏ bọc bên ngoài – một dạng của bản ngã giả tạo – vì họ không kết nối được với bản ngã thật sự của mình. Một trong những rủi ro gắn liền với việc là thành viên trong một đơn vị – một nhóm gia đình chẳng hạn, hay một xã hội – chính là con người có thể bị ép buộc phải từ bỏ hay che giấu con người thật của mình. Họ có thể cảm thấy buộc phải từ bỏ quyền tự chủ và bản ngã thật của họ để phù hợp với tập thể đó hơn. Sự hợp nhất, đại diện cho sự phát triển tối ưu và nằm trong mối quan tâm cao nhất về trẻ em và các tác nhân xã hội hóa của chúng, đòi hỏi phải khuyến khích cả sự tự chủ lẫn sự kết nối. Nhưng các tác nhân xã hội hóa lại quá thường xuyên đi ngược lại bản thân đứa trẻ bằng cách nỗ lực kiểm soát với sự yêu thương có điều kiện, trong khi khuyến khích tự chủ mới là những gì ta cần. Nếu sự tự chủ chống lại sự kết nối thì cái giá phải trả có thể là bản ngã của một người.
Hầu hết các nhà tâm lý học và xã hội học hiện đại đều cho rằng bản ngã được lập trình xã hội, nghĩa là họ cho rằng những quan niệm của con người về bản thân họ được xây dựng dựa trên định nghĩa của xã hội. Theo góc nhìn đó, khi người khác khen bạn thân thiện, bạn liền nhìn bản thân mình như một người thân thiện. Khi người khác băn khoăn không biết bạn có thành công hay không, bạn liền nảy sinh ý nghĩ nghi ngờ về khả năng của chính mình. Khi những người khác cắt ngang các hoạt động của bạn để cho bạn thấy cách làm tốt hơn, bạn chấp nhận niềm tin rằng bạn không đủ khả năng. Bất kể thế giới xã hội có lập trình chúng ta thế nào đi nữa, thì đó cũng chính là những gì tạo nên bản ngã của chúng ta.
Việc cho rằng bản ngã được xã hội định nghĩa chính là không có sự phân biệt giữa cái tôi đích thực và cái tôi giả tạo. Quan niệm ấy không nhận ra rằng mỗi người đều có một bản ngã bên trong (dù nó chỉ mới được sinh ra), cũng như các năng lực để tiếp tục tinh chỉnh và trau chuốt bản ngã đó. Do đó, bản ngã có thể phát triển đúng với bản chất của nó, hoặc nó có thể được xã hội lập trình. Thế nhưng bản ngã sinh ra từ hai quá trình này sẽ rất khác biệt. Tuy nhiên, bản ngã bên trong không phải là một thực thể được lập trình về mặt di truyền sẽ đơn giản bộc lộ theo thời gian. Thay vào đó, nó là một tập hợp các tiềm năng mối quan tâm và khả năng tương tác với thế giới, mỗi bên đều ảnh hưởng đến bên kia. Tại một thời điểm cụ thể, bản ngã là kết quả phát triển của mối quan hệ biện chứng. Khi quá trình này vận hành một cách hiệu quả, bản ngã đích thực sẽ hình thành; khi quá trình thất bại, bản ngã không đích thực sẽ được tạo ra.
Như vậy, sự phát triển của bản ngã chịu ảnh hưởng rất nhiều của thế giới xã hội, nhưng bản ngã không phải do thế giới đó dựng lên. Thay vì vậy, các cá nhân đóng một vai trò chủ động trong sự phát triển của bản ngã, và bản ngã đích thực phát triển khi thế giới xã hội hỗ trợ cho hoạt động của cá nhân. Bản ngã đích thực bắt đầu từ bản ngã bên trong – từ những mối quan tâm và tiềm năng vốn có, cùng khuynh hướng sinh vật hợp nhất những khía cạnh mới trong trải nghiệm của chúng ta. Khi bản ngã đích thực được bồi đắp và hoàn thiện, người ta sẽ phát triển một ý thức to lớn hơn về trách nhiệm. Nhưng quá trình hợp nhất và phát triển của bản ngã địch thực đòi hỏi phải thoả mãn các nhu cầu của con người. Khi thế giới xã hội mà con người phát triển trong đó khuyến khích tự chủ – khi nó đặt ra những thử thách tối ưu cùng cơ hội lựa chọn và tự bắt đầu – thì bản ngã đích thực sẽ phát triển sum suê. Khi thế giới xã hội chấp nhận con người vì chính bản chất của họ, trao đi yêu thương khi họ khám phá môi trường bên trong và bên ngoài, thì bản ngã đích thực sẽ phát triển một cách tối ưu. Nhưng khi những nhu cầu này không được thỏa mãn, quá trình ấy sẽ bị cản trở. Sự phát triển của bản ngã đích thực đòi hỏi phải khuyến khích tự chủ – nó đòi hỏi sự chấp nhận và tình yêu không điều kiện.
Một trong những cách tiếp cận về kỷ luật thường thấy nhất trong xã hội hiện đại liên quan đến việc tạo ra điều khoản về tình yêu, sự chấp nhận và sự kính trọng – phụ thuộc vào hành xử của con người theo những cung cách nhất định. Cách tiếp cận triệt-tiêu-tình-yêu này chính là cơ sở cho một trong những khía cạnh bi kịch của cuộc sống ấy là trong nhiều hoàn cảnh, người ở địa vị bề trên khiến cho sự tự chủ và sự kết nối quay lưng lai với nhau. Điều này không có nghĩa là các nhu cầu đối kháng nhau về bản chất, mà chỉ có nghĩa là thế giới xã hội có thể lợi dụng tính chất dễ bị tổn thương của con người trước việc bị kiểm soát – trước việc bị cướp mất quyền tự chủ – và trước nhu cầu kết nối với người khác. Việc khiến cho yêu thương trở thành có điều kiện là một trong những cách mang tính kiểm soát mà chúng ta có thể dùng với trẻ em (cũng như người cùng địa vị), bởi vì nó buộc họ từ bỏ quyền tự chủ để giữ lại tình yêu hoặc phải “sống như một hòn đảo cô độc“.
Khi buộc phải mang lấy trách nhiệm làm cho con cái cư xử sao cho đúng đắn, cha mẹ sử dụng sự triệt tiêu tình yêu thương, và trong quá trình này nó không chỉ cản trở sự nội hóa những điều lệ mà quan trọng hơn, nó còn gây trở ngại cho sự phát triển của bản ngã đích thực. Việc trẻ em chấp nhận các giá trị, quy trình và quan niệm về bản thân chúng mà thế giới xã hội trao cho là chuyện hiển nhiên, nhưng khi những gì thế giới trao cho lại đi kèm với sự kiểm soát – khi việc nhận được yêu thương lại phụ thuộc vào việc chấp nhận các giá trị cũng như điều lệ của thế giới – trong tình huống lạc quan nhất, trẻ em sẽ chỉ nội nhập những thứ đó, nuốt tron thay vì hợp nhất chúng vào việc phát triển bản ngã.
Chất liệu được nội nhập không phải là một phần của bản ngã đích thực hay đã được hợp nhất, mà thay vào đó là sự chịu dựng như những đòi hỏi cứng nhắc, những quan điểm và sự đánh giá vốn là cơ sở cho bản ngã giá tạo. Trong quyển The Drama of the Gifted Child (tạm dịch: Sự kịch tính của đứa con thiên tài), Alice Miller đã giải thích rằng bản ngả giá tạo phát triển khi trẻ em chấp nhận căn tính mà những người chăm sóc thích kiểm soát muốn chúng có. Trong khi nỗ lực làm cha mẹ hài lòng và nhận được tình yêu có điều kiện, trẻ em dẫn dẫn trực cảm rằng đó là những gì bản thân chúng muốn – những gì mà bọn trẻ hy vọng sẽ mang lại cho chúng tình yêu và tránh được sự quở trách của những bậc phụ huynh thích kiểm soát.
Những thứ được nội nhập có thể là nhân tố thúc đấy mạnh mẽ, không ngừng thúc đẩy con người suy nghỉ, cảm nhận hay hành xử theo những cách cụ thể. Thế nhưng chúng cũng có vô vàn tác dụng phụ khác nhau minh chứng cho sự không thích nghi. Nội nhập có liên quan mật thiết với sự lo âu – con người sống trong nỗi sợ thất bại và sợ mất đi sự quý mến. Nó cũng đi kèm với một sự mâu thuẫn nội tâm dữ dội giữa những gì đã được nội hóa – mà chúng ta có thể bằng cách ẩn dụ coi đó là người kiểm soát, người luôn đòi hỏi, phỉnh phờ hay đánh giá – và cũng chính con người đó đang bị điều khiển và chỉ trích. Nội nhập là quá trình tạo điều kiện để bản ngã giả tạo xuất hiện – để một tập hợp các luật lệ và căn tính cứng nhắc xuất hiện – và là quá trình mà qua đó người ta có thể đánh mất sự kết nối với con người thật của họ.
Việc sử dụng tình yêu và sự coi trọng có điều kiện như một phương tiện kiểm soát không chỉ thúc đẩy nội nhập mà nó còn gây ra hậu quá thậm chí đáng tiếc hơn khi nó dạy người ta coi trọng bản thân một cách có điều kiện. Cũng như họ từng phải đáp ứng với những yêu cầu từ bên ngoài để có được tình yêu và sự coi trọng của người khác thì lúc này họ cũng phải sống theo đúng những gì họ đã nội nhập để có được tình yêu và sự coi trọng từ chính bản thân. Sự ràng buộc với cái tôi là thuật ngữ mà các nhà tâm lý học dùng để chỉ quá trình cảm giác về giá trị của con người phụ thuộc vào những kết quả cụ thể. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một cách nhất quán rằng sự ràng buộc với cái tôi hủy hoại đông lực nội tại và khiến các đối tượng kể về áp lực, căng thẳng và lo lắng về cách thể hiện nhiều hơn.
Sự ràng buộc với cái tôi phát triến khi người ta được người khác coi trọng một cách có điều kiện, vậy nên nó liên quan chặt chẽ với việc nội nhập các giá trị và điều lệ. Khi lòng tự trọng xoay quanh kết quả thực hiện, con người sẽ đấu tranh để duy trì vẻ bề ngoài. Họ tự gây áp lực cho bản thân mình để xuất hiện theo một cách nào đó trước người khác nhằm có thể cảm thấy ổn về bản thân. Dĩ nhiên, điều này làm giảm đi niềm say mê và nhiệt huyết. Thực tế, nó ủng hộ bản ngã giả tạo và hủy hoại sự phát triển của bản ngã đích thực. Khi bị ràng buộc với cái tôi, con người tập trung vào việc họ trông như thế nào trong mắt người khác nên họ cứ mãi phán xét cách bản thân thể hiện. Tóm lại, sự ràng buộc với cái tôi được hình thành trên một nhận thức hời hợt về bản ngã, và nó chống lại sự tự chủ. Để trở nên tự chủ – độc lập hơn, con người cần phải tách ra khỏi sự ràng buộc với cái tôi, họ phải dần dần từ bỏ chúng.
Charlotte Selver’ đã phát triển bài tập thực hành về nhận thức cảm giác. Nó là một cách tiếp cận cho phép các chức năng bên trong của một người, giúp người đó kết nối với con người thật sự của họ. Bà có rất nhiều học trò lỗi lạc – như các bác sĩ tâm thân học Erich Fromm, Fritz Perls và Clara Thompson – những người đã làm việc với bà để phát triển một nhận thức sâu hơn về sự bình yên bên trong và độ nhạy cảm cao hơn về những điều xung quanh họ. Charlotte nói thế này: “Nếu bạn dám béo lên, thì bạn có thể gầy đi“, cứ cho phép bản thân thất bại và bạn sẽ có thể thành công hơn. Nhận ra cách mà những sự nội nhập và sự ràng buộc với cái tôi thúc đẩy thông qua quá trình tự đánh giá có điều kiện về bản thân đã chỉ ra một sự thật vô cùng quan trọng rằng thật ra có hai kiểu tự trọng. Chúng là tự trọng đích thực và tự trọng có điều kiện. Lòng tự trọng đích thực đại diện cho cảm giác ổn định và lành mạnh về bản thân, được xây dựng trên nền tảng vững chắc của việc tin vào giá trị của một người với tư cách con người. Nó đi kèm với một cái tôi đích thực phát triển mạnh, mà ở đó động lực nội tại được duy trì, những giới hạn và điều lệ từ bên ngoài được hợp nhất tốt, và quá trình cần thiết cho việc chỉnh đốn cảm xúc của một người được phát triển. Lòng tự trọng đích thực đó đi kèm với tự do và trách nhiệm.
Tuy nhiên, tự trọng đích thực không có nghĩa là cho rằng bạn chẳng làm gì sai. Con người tự trọng đích thực ý thức được các hành vi đúng hay sai, bởi vì lòng tự trọng đích thực đi kèm với những giá trị và điều lệ đã hợp nhất. Những cá nhân như vậy đánh giá hành vi của họ, nhưng cám xúc về giá trị của họ với tư cách con người không trôi nỗi theo những đánh giá đó, còn có một kiểu tự trọng khác ít ổn định, ít chắc chắn hơn, dựa trên ý nghĩa nền tảng về giá trị. Nó hiện diện ở một vài hoàn cảnh nhưng biến mất ở những hoàn cảnh khác, khiến con người bị suy kiệt và tự giảm giá trị bản thân. Đây là lòng tự trọng có điều kiện, khi con người bị gây sức ép và kiểm soát để đạt được những kết quả đặc biệt, lòng tự trọng của họ thường phụ thuộc vào cách những thứ đó diễn. Người tự trọng đích thực có thể tôn trọng và chấp nhận điểm yếu của người khác hơn là phán xét và phản đối chúng.
Mỗi quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời của nhiều người là một mới quan hệ ngang hàng đặc biệt, thường với một người bạn đời nhưng cũng có khi với một người bạn thân nhất. Đó là người để bạn hướng về, là người để bạn dựa vào và là người hỗ trợ. Họ là người sẽ lắng nghe bạn, là người hiểu bạn khi không ai khác hiểu bạn. Nhưng đó cũng là người bạn phải cho đi, là người bạn phải chu toàn, là người bạn phải lắng nghe và phải thấu hiểu. Mối quan hệ quan trong nhất của cuộc đời nhiều người chính là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nó là mối quan hệ cho phép người ta thỏa mãn nhu cầu kết nối bằng cách phụ thuộc vào những người cũng phụ thuộc vào họ. Đặc tính của những mối quan hệ trưởng thành và mãn nguyện nhất chính là bản ngã đích thực của một người gắn kết được với bản ngã đích thực của một người khác.
Mỗi người đều phụ thuộc vào người còn lại, nhưng mỗi người đều duy trì quyền tự chủ, sự hợp nhất, hay ý thức về bản ngã của mình. Chừng nào mỗi người còn ở trong mối quan hệ một cách tự chủ, với ý thức đúng đắn về sự lựa chọn, thì mối quan hệ đó còn lành mạnh, mỗi người sẽ có thể hồi đáp đối phương bằng bản ngã đích thực của mình, có thể ủng hộ và khí chất của người kia. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quyền tự chủ của mỗi người là thứ cần thiết cho hạnh phúc lứa đôi. Những người tự chủ trong việc gắn kết với bạn đời của họ cho thấy mức độ mãn nguyện cao nhất trong mối quan hệ. Tuy nhiên, nhiều người tham gia cuộc nghiên cứu lại không hề tự chủ, mà thay vào đó là cảm thấy hoàn toàn bị kiểm soát. Những người này không cảm thấy tự do trong mối quan hệ ấy, họ gắn kết với bạn đời của mình vì nghĩa vụ. Trong những mối quan hệ kiểu này, bản ngã đích thực của hai người không gắn kết được với nhau.
Những mỗi quan hệ trưởng thành có đặc trưng là sự tương tác cởi mở giữa hai cá nhân, không bị cản trở bởi sự ràng buộc với cái tôi, những đánh giá nội nhập hay sự tự phản kháng. Trong những mỗi quan hệ thân thiết, trưởng thành, mỗi bên đều tự chủ và mỗi bên đều ủng hộ quyền tự chủ của bên còn lại. Trong những mỗi quan hệ như vậy, mỗi bên đều có thể cho đi mà không mong nhận lại và không gán ghép nghĩa vụ gì cho bên kia. Sự cho đi xuất phát từ bản ngã đích thực, và do đó con người trải nghiệm việc muốn cho đi. Khi hai người đang gắn kết nhau một cách trưởng thành, mỗi người có thể hỏi người kia xem họ muốn hay cần những gì, với niềm tin tuyệt đối rằng đối phương sẽ nói “không” nếu không muốn cho đi. Trong những mối quan hệ trưởng thành này, con người tự do cho đi và tự đo từ chối cho đi, có một sự cân bằng giữa việc có được thứ mà người ta cân cho bản thân và cho người khác. Việc cho đi không phải trả giá bằng bản ngã của một người, thay vào đó nó phải được bản ngã tán thành hoàn toàn.
Trong các mối quan hệ như thế, mỗi bên đều có thể biểu hiện cảm xúc của mình một cách tự do và có thể lắng nghe cảm xúc của người kia mà không cần đề phòng. Việc nhận ra cảm xúc rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của bản ngã đích thực, và việc giao tiếp với chúng rất quan trọng cho mức độ thân thiết trong mỗi quan hệ. Nhưng khi con người “nắm giữ” được chúng, khi con người hiểu rằng những cảm xúc đó được tạo nên bới sự liên kết giữa các sự kiện với mong muốn, nhu cầu và kỳ vọng của riêng họ, họ sẽ có thể biểu hiện cảm xúc của mình theo hướng mang tính xây dựng chứ không bị cuốn vào sự công kích. Nó cũng cho phép con người nghĩ về cách có được những gì họ muốn hay cần mà không nhất thiết phải đòi hỏi đối phương thay đổi.
Trong quyển sách cực kỳ nổi tiếng The Art of Loving (tạm dịch: Nghệ thuật yêu), Erich eFromm đã chỉ ra rằng yêu một người là công việc rất khó khăn. Điều thật sư khó khăn trong tình yêu chính là phải giải phóng bản thân bạn khỏi những nội nhập, sự cứng nhắc, đổ lỗi và tự xúc phạm bản thân, những thứ vốn ngăn cản khả năng kết nối một cách chân thành bằng bản ngã đích thực của ban. Điều gây khó khăn chính là phải đủ tự do về mặt tâm lý để tạo ra sự gắn kết chân thật.
I am so very thankful for your time Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link. (English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)