Khi xã hội ra hiệu

Cách tiếp cận thứ nhất tin rằng con người thấm nhuần các khuynh hướng và năng lượng để trưởng thành, phát triển phù hợp hơn với nhu cầu tâm lý của họ. Cách tiếp cận thứ hai xem nội hóa là một quá trình tiên phong mà trong đó một đứa trẻ đang phát triển biến sự thúc đẩy ngoài tạo thành sự thúc đẩy nội tại. Có thể thoạt đầu điều này chẳng là gì đối với bạn ngoài một vấn đề về ngữ nghĩa, như một kiểu biệt ngữ xuôi tai vậy. Nhưng thực ra không chỉ có thế, từ quan điểm tâm lý học nó có nhiều ngữ nghĩa hơn thế bởi vì nó nói lên rất nhiều điều về bản chất sự phát triển của con người, và từ quan điểm thực hành, nó cũng có nhiều ý nghĩa hơn thế bởi vì nó dẫn đến những cách chuyển dịch rất khác nhau để thúc đẩy trách nhiệm của con người, sinh viên, nhân viên, bệnh nhân và công dân.

Nội hóa một điều lệ và giá trị ẩn bên dưới nó là minh chứng điển hình về thiên hướng chung của con người khi hợp nhất các khía cạnh trong thế giới của họ thành mục sự tượng trưng ngày càng mở rộng và thống nhất về việc họ là ai, nó là một ví dụ về điều mà chúng ta gọi là sự hợp nhất của sinh vật. Trong ví dụ “đi đổ rác”, giá trị ẩn bên dưới về việc chia sẻ trách nhiệm để làm cho cuộc sống gia đình vận hành trôi chảy, và sự hợp nhất là quá trình mà qua đó, giá trị này trở thành một phần của bản ngã đang phát triển của trẻ em.

Nhưng quan trọng là ta nhận ra rằng có hai kiểu nội hoá hoàn toàn khác nhau, vậy nên đơn thuần nội hoá điều lệ (về hành vi) không đảm bảo được việc tự chỉnh đốn một cách xác thực và tự chủ. Hai dạng nội hoá là tiếp nhận hay nội nhập mà Fritz Perls ví như là nuốt trọng một luật lệ hơn là lĩnh hội nữa, và sự hợp nhất liên quan đến “lĩnh hội” và là hình thức nội hoá tối ưu. Giữ một nguyên tắc cứng nhắc đã luôn đối xử thô bạo với bạn, những tuyên bố, đòi hỏi, cách xử lý, vận động phù hợp với luật lệ cứng nhắc đó, có nghĩa là lúc này chỉ được nội nhập (tiếp nhận), nên nó không tạo nên một hành động thực sự chủ động. Hoạt động tự chủ đòi hỏi rằng một điều lệ hay quy tắc được nội hóa phải được chấp nhận là của bản thân bạn, điều lệ đó phải trở thành một phần trong bạn. Nó phải được hợp nhất với bản ngã của bạn. Thông qua quá trình hợp nhất, có người mới sẵn sàng đảm đương trách nhiệm trong hoạt động quan trọng nhưng không thú vị, các hoạt động không được thúc đẩy từ bên trong.

Nhu cầu tự chủ của con người, nhu cầu trở thành một tác nhân chịu trách nhiệm trong việc quản lý bản thân họ, cung cấp năng lượng cho quá trình hợp nhất (hơn là chỉ nội nhập) một điều lệ. Do đó, dù nhu cầu có được sự thân thuộc và năng lực có thể thúc đẩy nội nhập, nhưng chính nhu cầu có được sự tự chủ mới đấu tranh trong quá trình hợp nhất một giá trị hay quá trình tuân thủ điều lệ vào bản ngã của con người. Con người thường tiếp thu những giá trị và luật lệ của các nhóm mà họ thuộc về, rồi hành động theo đó. Khi quá trình này diễn ra không hoàn chỉnh, nó dẫn đến những sự nội nhập, tức là những sự nổi hóa dưới dạng “nên” và “phải“. Những sự nội nhập là giọng nói trong đầu mỗi người, có thể nói rằng nó đến từ bên ngoài và phát ra một lần, đôi lúc giống như những trung sĩ kỷ luật đầy ác ý và đôi lúc giống như những bà dì đầy yêu thương và tốt bụng (nhưng dù sao cũng có tính chất xâm phạm). Khi những sự nội hóa trở thành hợp nhất, khi chúng trở thành những khía cạnh thật sự trong bản chất của con người, chúng sẽ cho phép nhiều hành động và tương tác có tính xác thực hơn.

Chúng ta vẫn thường xuyên nhìn bọn trẻ và thấy chúng đang vâng lời làm bài tập ở trường, việc vặt ở nhà hay bất cứ việc gì khác đến thế nào. Chúng ta có thể tự nhủ rằng: “À, chúng đang rất có động lực” và chúng ta nghĩ mọi chuyện đều ổn. Thế nhưng có lẽ chúng ta nên nhìn ở một góc độ khác và tự hỏi mình xem liệu chúng ta có đang thật sự tự nguyện làm việc đó hay không, liệu chúng ta có đang làm điều đó khi đã ý thức được về sự chấp thuận cách nhưng không. Nếu đúng là vậy thì có thể mọi thứ đều ổn. Nhưng thay vì nội nhập, Chúng có thể làm việc chăm chỉ hơn bởi vì nghĩ rằng mình nên làm và cho là mình sẽ được công nhận khi làm thế. Nếu vậy, những đứa trẻ này có thể đang bị tổn thương sâu sắc bên trong. Áp lực từ bên trong về việc phải thể hiện, ban đầu thì trông có vẻ rất hay, nhưng có thể tạo ra một cái giá đắt.

Việc những học sinh vâng lời đòi hỏi sự chú ý có thể coi là bi kịch, bởi vì những cảm giác mà chúng có thể đăng chôn sâu trong mình, chẳng hạn cảm giác không xứng đáng, lại rất đáng được quan tâm. Những cảm giác này có thể dễ dàng sinh ra từ việc nội hóa một phần, từng sự nội nhập những luật lệ về sự đánh giá, họ thường cảm thấy mình không thể sống đúng với những điều đó cho dù cố gắng thế nào đi nữa. Hãy nghĩ đến những cô bé vị thành niên vì không thể nội hoá giá trị của nền giáo dục chính quy và tầm quan trọng của việc được một phương tiện hỗ trợ bản thân nên đã mang thai chỉ vì muốn có thứ gì đó để quan tâm. Khao khát trở thành mẹ của các em thật tuyệt vời, những việc các em trở thành mẹ trước khi có thể tự lo cho bản thân và con cái mình thì không.

Sống đúng với bản thân thường bị đánh đồng với tính vị kỷ khi chỉ làm những việc của riêng mình, chân thật thường bị hiểu sai thành sự bào chữa cho thói vô trách nhiệm và bị công kích bởi những người hiểu nó theo cách đó. Sự ích kỷ, vị kỷ khi chỉ làm những việc của riêng mình đúng thật là vô trách nhiệm và rõ ràng có thể mang lại những hậu quả tiêu cực. Nhưng những hành vi đó không chân thật, chúng không thể hiện sự tự chủ của con người, cũng không phải là minh chứng cho việc được là chính mình. bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể đẩy cha mẹ chúng đến giới hạn, đặc biệt là sức mạnh tinh thần của họ đang ở mức thấp. Khi mệt mỏi, căng thẳng vì công việc, hay bị đè nặng bởi những công việc chưa hoàn thành, họ rất dễ thành ra buông thả, có thể đòi hỏi, khắc khe và ngược đãi nếu: con, hay học sinh, nhưng viên, không hành động đúng ý họ. Tất cả mọi người đều có thể bị tổn thương vì điều này, nhưng quan trọng là người ta không tự lừa dối bản thân, nghĩ rằng họ đang đặt ra những giới hạn trong đó họ thật ra đang nổi nóng.

Con người được quyền căng thẳng và mâu thuẫn, nhưng nếu họ nhận ra bản chất của sự bực dọc này, nếu họ thu nhận chúng, thì con cái (học sinh hoặc nhân viên) của họ sẽ ít có khả năng phải trả giá cho những sự bực dọc ấy. Khi nhận ra những mâu thuẫn và áp lực bên trong của mình, con người ở vị thế bề trên sẽ có thể tạo điều kiện cho sự dàn xếp hiệu quả giữa các cá nhân họ giảng dạy, chăm sóc, hãy quản lý, và cho xã hội đang ra tín hiệu với họ.

I am so very thankful for your time

Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link.
(English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)

Leave a Reply