Sức mạnh bên trong của sự phát triển

Tâm lý học có lịch sử hơi giống với một bệnh nhân mắc chứng đa nhân cách. Nó có hai căn tính, khác nhau hoàn toàn, mỗi căn tính có phạm vi nghiên cứu và tầm ảnh hưởng riêng. Cái thứ nhất nổi bật như sự nghiên cứu về những quá trình chuyển ra bên trong, thường khó quan sát trực tiếp. Cái còn lại chỉ có mục đích tập trung và những hành vi khác biệt. Cái thứ nhất, truyền thống phân tâm học khởi đầu với sự nghiệp mang tính cách mạng của Sigmund Freud, được xây dựng dựa trên niềm tin rằng lý do cho những hành động cảm nhận của con người nằm sâu trong bản thân họ. Do đó, chỉ có thể thúc đẩy sự thay đổi khi con người thăm dò chiều sâu tinh thần của họ và đưa những động lực bên trong thường không ý thức được vào trong nhận thức. Cái thứ hai, truyền thống thực nghiệm, khởi đầu là chủ nghĩa hành vi, cho rằng nguyên nhân của hành vi con người là những tác nhân cũng cố mà họ nhận được, vì thế nên cuộc đời của một người có thể bị biến đổi vô cùng mạnh mẽ nhờ sự chỉnh đốn nghiêm ngặt trong việc quản lý các nhân tố.

Qua nhiều thập niên, truyền thống thực nghiệm cũng đã tiến hóa. Nhiều nhà lý thuyết giờ đây tập trung vào suy nghĩ của cá nhân hơn chỉ chú trọng đến các hành vi có thể quan sát được và tác nhân cũng cố của môi trường. Các hành vi vì vậy được giải thích trên khía cạnh suy nghĩ của con người về tác nhân cũng cố, những kỳ vọng và cách diễn giải của họ, hơn là chỉ những mô tả khách quan về bản thân các tác nhân cũng cố. Do đó, nhiều nhà tâm lý học thực nghiệm hiện đại được gọi là nhà lý thuyết nhận thức, đã khoáy động phía bên trong con người để tìm ra các nguyên nhân của hành vi, nhưng phần lớn họ chỉ dừng ở mức độ suy nghĩ của con người thay vì đi sâu hơn vào động lực.

Hai căn tính khác biệt một cách hấp dẫn của tâm lý học có hai hướng tiếp cận riêng biệt để khám phá sự thật trong lĩnh vực tâm lý. Cách tiếp cận tâm động học (phychodynamic) đặt cơ sở lý thuyết trên những kinh nghiệm lâm sàng, trong khi cách tiếp cận thực nghiệm sử dụng những phân tích thống kê dữ liệu thu được từ các thí nghiệm khoa học. Đương nhiên, mỗi truyền thống đều nhận thức rõ về truyền thống kìa, nhưng thái độ của họ đối với nhau lại dao động từ sự thờ ờ ôn hòa đến khinh thường mãnh liệt. Hầu như không có nhà tâm lý học nào bao quát được hết những đóng góp của môi trường tiếp cận, để hướng đến việc thực hiện một nghiên cứu khoa học về động lực tâm lý, Nhưng khái niệm động lực nội tại có vẻ như không thể truyền đạt bằng các ý niệm cơ học. Động lực nội tại chỉ là một khía cạnh của tập hợp các hiện tượng rộng lớn mà con người thật sự muốn khám phá, và những hiện tượng này chắc chắn sẽ cần một điểm khởi đầu nhân văn hơn. Những gì cần thiết là một chủ nghĩa nhân văn thực nghiệm.

Một góc nhìn rất khác biệt, nhưng theo ý nghĩa chức năng lại khá tương đồng đã được nhà xã hội học Talcott Parsons trình bày. Ông miêu tả sự ra đời của mỗi đứa trẻ là “cuộc xâm lược của một kẻ mang dã“. Ông đồng ý là con người đang sống nhưng không phải theo một nghĩa có tính xây dựng, họ tuy sống nhưng lại là kẻ mang dã cần được thuần hóa. Quan điểm “trẻ sơ sinh là người mang rợ” và tư tưởng quan điểm “con người là cỗ máy thụ động” ở chỗ cả hai đều cho rằng sự phát triển sinh ra từ việc kiểm soát hành vi của trẻ em. Cả hai đều quả quyết rằng xã hội phải định hình con người, cả hai đều đề xuất rằng những tác nhân xã hội hóa cần phải được tạo ra bản ngã cho một đứa trẻ.

Nếu con người không phải là những cỗ máy chờ được lập trình, hay những kẻ mang dã chờ được thuần hóa, vậy thì họ là gì? Họ là những sinh vật khám phá, phát triển, đương đầu với thách thức theo bản năng, không phải vì họ được lập trình để làm vậy, không phải vì họ bị ép buộc phải là vậy, mà vì điều đó nằm trong bản chất của họ. Sự phát triển khi nhìn từ quan điểm này, như Piaget và một vài nhà tâm lý học tiền phòng khác (Heinz Werner) đã làm thực sự là một vấn đề khác biệt. Nó trở thành vấn đề mang tính xây dựng hơn, con người hơn. Sự phát triển không phải là thứ gì đó mà thế giới xã hội cần thực hiện cho một đứa trẻ, nhưng hơn thế, nó là thứ mà đứa trẻ chủ động làm, với sự hỗ trợ và nuôi dưỡng của thế giới xã hội.

Bên trong con người có xu hướng căn bản hướng đến sự cố kết và toàn vẹn hơn trong tổ chức thế giới nội tâm của họ. Nó có nghĩa là bản chất sự phát triển của con người vốn có xu hướng vận động hướng tới sự nhất quán và hài hòa to lớn hơn ở bên trong. Khẳng định sự hợp nhất là đặc điểm trung tâm của phát triển có nhiều phân nhánh khác nhau. Nó bao gồm ý tưởng rằng con người vốn dĩ chủ động và có khuynh hướng lợi dụng môi trường của họ để gây tác động, đồng thời lưu trong quá trình học hỏi và trưởng thành. Đó đơn giản là một cách khác để tuyên bố rằng con người được thúc đẩy từ bên trong, nhưng trong nguyên tắc hợp nhất sinh vật còn có một ý tưởng trong bản thân sự sống, đó là khuynh hướng tiến tới một hoàn cảnh phức tạp hơn nhưng có tổ chức. Sự phát triển của con người là một quá trình mà trong đó các sinh vật liên tục xây dựng và hoàn thiện cảm thức bên trong về bản thân mình và về thế giới của mình, để phục vụ cho sự cố kết to lớn hơn. Sự thôi thúc phát triển một cảm thức học nhất về cái tôi, do đó, là một đặc tính trung tâm về việc chúng ta là ai với tư cách là những cá nhân, và Lan hoạt động, cả thể chất lẫn tinh thần, cần thiết cho một quỹ đạo phát triển bản năng này được thúc đẩy từ bên trong.

Tại sao quá nhiều trẻ em trong các trường học của chúng ta có vẻ đang học hành một cách uể oải và thiếu động lực? Tại sao một số trẻ có vẻ như bị thúc đẩy bởi nỗi sợ phải làm bài kiểm tra hay khao khát tuyệt vọng muốn tránh bị chê bai? Và tại sao một số em khác lại cư xử như những kẻ thô lỗ, hỗn xược với giáo viên và bày trò phá hoại trong trường? Đương nhiên, đó chính là những câu hỏi mà nghiên cũ đã hướng đến, và kết quả cho thấy rằng loài sinh vật bẩm sinh có xu hướng phát triển và đấu tranh, tức là người, thực ra dễ bị kiểm soát và cảm thấy mình không có sức ảnh hưởng. Ngay cả trong những hoàn cảnh mà một người thấy tương đối tốt, như dựa vào những phần thưởng để thúc đẩy hoạt động chẳng hạn, thì động lực tự nhiên hướng đến sự trưởng thành cũng có thể suy yếu một cách nghiêm trọng. Khi điều đó xảy ra, con người bắt đầu trông giống một bộ máy thụ động, như nhiều nhà tâm lý học thực nghiệm đã chỉ ra, hoặc giống những kẻ mang dã mà Talcott Parsons đề cập

Có hai kiểu bối cảnh chính có thể biến một cuộc sống sinh động thành một cuộc sống đầy bất mãn. Kiểu thứ nhất, những bối cảnh xã hội cực kỳ mâu thuẫn và hỗn loạn, khiến người ta không thể biết được xã hội kỳ vọng gì ở họ và làm sao hành động một cách chuẩn mực để đạt được kết quả bên trong lẫn bên ngoài, sẽ gây cản trở cho tinh thần con người nói chung. Kiểu thứ hai và kém rõ ràng hơn là trọng tâm của cuốn sách này, cụ thể là các môi trường mang tính kiểm soát đòi hỏi, gây áp lực, kích động, phỉnh phờ Con người để hành động, suy nghĩ, hãy cảm nhận theo những cách đặc thù. Đây là những môi trường thúc đẩy sự tự động hóa, những người suy luận theo kiểu công cụ tuân thủ các mệnh lệnh, thì theo nghĩa nào đó chị sống nửa chừng, nhưng đôi lúc họ lại cảm thấy thôi thúc bức tuần sự kiểm soát. Nếu con người liên tục bị đối xử như thể họ là những cỗ máy thụ động hay những kẻ mang dã cần được kiểm soát, họ sẽ bắt đầu hành động theo kiểu đó ngày càng nhiều hơn. Khi họ bị kiểm soát, họ có khả năng ngày càng hành động như thể họ được cần kiểm soát.

Để có được động lực nội tại, con người cần phải hiểu được rằng bản thân mình có đủ năng lực và sự tự chủ, họ cần phải cảm thấy rằng họ có sức ảnh hưởng và khả năng tự quyết. Còn ý kiến của người khác không ảnh hưởng gì cả. Quan điểm của con người về có năng lực (hay không có năng lực) thường được liên kết khá chặt chẽ với phong độ thực tế của họ là một hoạt động cụ thể nào đó. Khi con người thành công không ở một hoạt động, nghiên cứu cho thấy rằng nhiều khả năng họ sẽ tự nhận thấy bản thân có năng lực hơn. Điều tương tự cũng xảy ra khi họ thắng một cuộc thi và khi họ nhận được phản hồi tích cực. Như vậy, nhận thức của họ không phải lúc nào cũng trùng khớp với dữ kiện khách quan.

Yếu tố then chốt để xác định liệu của con người có đang sống một cách tự chủ hay không và liệu họ có cảm thấy tận sâu bên trong rằng những hành động của họ là lựa chọn của chính họ hay không. Nó là một trạng thái tâm lý cảm thấy tự do và nó tùy thuộc vào góc nhìn của người hành xử, có thể nói là vậy. Nhưng nó đòi hỏi con người phải có vẻ ngoài chân thành. Người ta hoàn toàn có thể cho biết là mình cảm thấy tự do, và thậm chí cũng có chút tin tưởng vào điều đó, trong khi đang tự lừa dối chính mình. Tất nhiên, trong trường hợp đó thì con người sẽ không bộc lộ những phẩm chất thử kết hợp với sự tự chủ được nhận thức. bởi vì vấn đề hành động tự chủ, và do đó cả quá trình phát triển hợp nhất, có liên quan đến trải nghiệm riêng của con người và hành vi của họ, nên các vấn đề này nghe có vẻ bí hiểm và khó nắm bắt. Nhưng chắc chắn sự thật là chúng ta đều có thể cảm nhận bên trong bản thân mình, ít nhất là bằng trực giác nếu tự chủ. Chúng ta có thể biết nếu nó khiến ta quan tâm, khi nào những hành động của chúng ta là do ta tự khởi phát hoặc tự tán thành, chúng ta có thể biết khi nào chúng ta quan tâm, dấn thân vào sống. Có một cảm giác hài hòa, một cảm giác hợp nhất về cảm xúc với những khía cạnh khác nhau của bản ngã hoạt động trong sự cộng tác đầy mãn nguyện, ngay cả khi bản ngã được đề cập không đồng bộ với những kỳ vọng của xã hội.

Vốn dĩ, sẽ có lắm lúc con người không sẵn sàng trung thực với chính mình, khi họ sa lầy và tự lừa dối mình và cứ nhất định rằng họ thật sự muốn làm điều đó mà thật ra họ đang làm vì nghĩa vụ hay sợ hãi. Nhưng ngay cả khi đó, họ vẫn có thể lờ mờ nhận ra rằng có gì đó không hoàn toàn đúng, sự hoài nghi đó có thể cho họ một tín hiệu để nhìn sâu hơn. Họ sẽ thấy được sự căng thẳng bên trong và nhận ra họ đang cố chấp như thế nào. Họ sẽ nghi ngờ bởi vì họ biết khi họ phản ứng quá lố thì có nghĩa là gì. Con người không chỉ cần có sức ảnh hưởng và tự do, mà họ còn cần cảm thấy được kết nối với người khác trong khi có ích và tự chủ. Đó là nhu cầu thân thuộc, nhu cầu yêu và được yêu, quan tâm và được quan tâm. Người ta thường miêu tả rằng nhu cầu có được sự tự chủ và thân thuộc là hoàn toàn trái ngược nhau. Họ nói rằng, bạn phải từ bỏ sự tự chủ để gắn kết với những người khác, nhưng đó chỉ là một đánh giá sai lầm về loài người, một phần của sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ việc đánh đồng tự chủ với độc lập, thực ra là những khái niệm rất khác nhau.

Độc lập nghĩa là làm vì bản thân bạn, là không phụ thuộc vào người khác để được nuôi dưỡng cá nhân hãy ủng hộ về mặt cảm xúc. Tự chủ, ngược lại, nghĩa là hành động một cách tự do, nhận thức rõ về sự tự do ý chí và lựa chọn. Do đó, một người có thể độc lập và tự chủ tức là tự do không cần dựa dẫm vào người khác, hoặc độc lập phải bị kiểm soát tức là cảm thấy bị ép buộc không được dựa dẫm vào những người khác Trái ngược với độc lập chính là phụ thuộc, nghĩa là dựa vào người khác để có sự hỗ trợ liên cá nhân. Con người thường có khuynh hướng hình thành mối quan hệ tình cảm với người khác và rồi cả hai đều phụ thuộc và lo liệu cho nhau. Sự phụ thuộc được thúc đẩy bởi nhu cầu có được sự thân thuộc, nó được bền chặt bằng tình yêu, và việc cảm thấy độc lập một cách có tự chủ là hiển nhiên hữu ích và lành mạnh. giống như độc lập có thể cùng tồn tại với tự chủ hay kiểm soát, sự phụ thuộc cũng có thể cùng tồn tại với một trong hai điều bẩy. Sự phụ thuộc tự chủ thực ra là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Sự phụ thuộc ép buộc hay kiểm soát, phụ thuộc mà không thật sự được lựa chọn, là một trường hợp thích nghi kém. Sự độc lập thường bị đánh giá sai trong xã hội của chúng ta, một xã hội có xu hướng tôn sùng sự độc lập, những con người cần cả sự tự chủ và sự thân thuộc, nên sự kết hợp của cả hai, thứ dẫn đến sự phụ thuộc tối ưu nhất, sẽ tạo ra được những yếu tố tương quan tích cực.

I am so very thankful for your time

Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link.
(English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)

Leave a Reply