OKR – Tại sao lại triển khai cho tổ chức?

9# | Từ câu hỏi thành câu chuyện

Sau buổi chạy giải Midnight HCM 2024 (3/3/2024) thật thú vị khi có bạn hỏi mình về chủ đề OKR.

Câu hỏi: Em muốn đề xuất OKR Framework cho công ty nhưng chưa thể trả lời câu hỏi “Tại sao công ty em cần phải triển khai OKR ? “

Mình cũng hỏi bạn là ý chí lãnh đạo của công ty em có “quyết liệt và cam kết” không? nếu không thì tạm thời chưa cần phải đề xuất phương pháp quản trị mục tiêu theo kết quả vì không có phương pháp nào “tốt” khi sự quyết tâm là không có, tại sao:

Đây là hình trong bài giới thiệu OKR mình từng sử dụng để giải thích việc tại sao phải triển khai OKR để quản trị chiến lược từ các cấp trong công ty thông qua việc quản trị các mục tiêu theo kết quả được đo lường cụ thể theo 5 yếu tố trọng tâm:

  • Tập trung nguồn lực vào mục tiêu cần được ưu tiên tại 1 thời điểm,
  • Tạo/tăng tính liên kết hàng dọc và hàng ngang trong tổ chức.
  • Cam kết trên các mục tiêu chung của tổ chức
  • Theo dõi và do lường sự hiệu quả của mục tiêu.
  • Kéo dãn để thúc đẩy tính tham vọng cho từng mục tiêu.

Nói mô tả tượng hình thì tổ chức là 1 cái cây, vậy thì hoa látrái ngọt chính là kết quả mà tổ chức đó sẽ đạt được theo mỗi chu kỳ thu hoạch (được hiểu đơn giản là chiến lược công ty đề ra là gì để đạt được kết quả trong tương lai).

definition of strategy: “A pattern of activities that seek to achieve the objectives of the organization and adapt its scope, resources and operations to environmental changes in the long term.”

Peter Drucker

Vậy làm sao để tạo liên kết và truyền dẫn dưỡng chất để nuôi dưỡng lá và trái? Đó chính là lúc công ty cần phải có cấu trúc rõ ràng và có hệ thống (nhánh chia theo chức năng vai trò vị trí, xây dựng các mô hình kinh doanh, mô hình vận hành hiệu quả để truyền dẫn và thúc đẩy dưỡng chất để đạt được kết quả tốt nhất)

Khi nhìn xuống tổng thể thì thân cây chính là những điểm có thể thấy bề ngoài và không thể thấy được bên trong. Cũng là nơi thể hiện được tính quy mô và tổ chức của công ty thông qua các hệ thống quản trị, các quy trình vận hành, các chính sách điều hành để tạo nên một thân cây vững chắc không bục rỗng và mục nát.

Đi sâu hơn nữa thì để một cái cây có thể sống, phát triển bền vững thì không thể không nói đến phấn trọng yếu bậc nhất chính là gốc rễ. Vậy chúng ta hiểu gốc rễ của cây làm gì khi đây là điều ít được thấy ở phía trên và khi nhìn lát cắt ngang thì chắc chúng ta sẽ thấy gốc rễ các cây khác nhau về quy mô, độ dài khác nhau, cách phát triển hàng ngang và dọc cũng khác nhau, đây là đại diện cho văn hoá của chính tổ chức đó, năng lực chuyên môn về mô hình kinh doanh (hàng dọc) mà họ làm tốt nhất, và nguồn nhân lực (khả năng phát tán nhánh rễ).

Tổng hoà lại thì phải đặt câu hỏi ” Tại sao cái cây này được sinh ra và lớn lên”?

Sứ mệnh của của cây là gì

Việc các công ty sử dụng OKR như là công cụ cho sự thay đổi (kiểm soát cực đoan sẽ triệt tiêu tính sáng tạo) và rập khuôn khi nội tại không thể phát biểu sứ mệnh thì giá trị cốt lõi của phương pháp OKR sẽ không thể hiệu quả ở tầng điều hành chứ không cần phải đi sâu xuống tầng trung và tầng thực thi.

Do đó, mình cũng gợi ý cho bạn 3 bước để tiếp cận, tại bước nào lãnh đạo nói “Không” thì dừng và chọn thời điểm khác đặt vấn đề.

  • Bước 1: Hãy hỏi sếp em là sứ mệnh của công ty là gì? hoặc sứ mệnh của đơn vị/phòng ban em đang làm việc là gì ?
  • Bước 2: Sau khi nghe em đề xuất phương pháp luận OKR, vậy ý chí lãnh đạo của sếp em đồng thuận theo thang điểm nào : từ 1 đến 5, trong đó 1 là thấp nhất, 5 là cao nhất.
  • Bước 3: Đề xuất lộ trình ứng dụng và quyết liệt chuyển đổi việc sử dụng OKR thông qua việc xây dựng OKR đầu tiên cho tổ chức gói gọn trong 3 chữ nền tảng “Do – Measure – Learn”

Leave a Reply