Nhu cầu tự chủ cá nhân

Tại sao động lực nội tại, sức sống, sự tự nguyện, tính chân thật và hiếu kỳ vốn nằm trong bản chất của con người. Lại có thể bị những phần thưởng bên ngoài làm suy yếu?

Nhà tâm lý học nhân cách Henry Murray, đã giúp hoàn thiện bức tranh khái niệm này. Murray cho rằng, con người có những nhu cầu về tâm trí, cũng giống như nhu cầu về thể xác. Có lẽ có một nhu cầu bẩm sinh, hay nội tại muốn cảm nhận được sự tự chủ cá nhân, hay quyền tự quyết, cảm nhận được điều mà deCharms gọi là nhân quả cá nhân. Điều đó có nghĩa là, có người cần cảm thấy rằng, hành vi của họ thật sự do chính họ lựa chọn, hơn là do những nguyên nhân bên ngoài, rằng nơi khởi đầu hành vi của họ nằm trong chính bản thân họ, hơn là sự kiểm soát bên ngoài. Đây là một quan điểm tương đối mơ hồ, như ý nghĩa của nó lại rất sâu sắc. Ẩn ý trong nhu cầu cảm nhận, được sự tự chủ của con người, chính là việc không thoải mãn được nhu cầu đó. Cũng giống như khi không giải quyết được nhu cầu đói khát, có thể làm suy giảm hạnh phúc cùng hàng loạt hệ quả không thể giải thích.

Một số nhà nghiên cứu khác như Mark Lepper, và các cộng sự của ông tại Đại học Stanford, đã thêm vào danh sách các sự kiện mang lại hệ quả tiêu cực tương tự, những kỳ hạn, mục tiêu bị áp đặt, sự giám sát và đánh giá đều được xem là những yếu tố hủy hoại động lực nội tại.

Ví dụ: Việc khuyến khích nhân viên cạnh tranh với nhau, để xem ai bán được nhiều nhất, hay ai có các bạn báo cáo dịch vụ khách hàng hay nhất, là một cách thức tạo động lực điển hình trong nền văn hóa chúng ta. Chắc chắn không thể sai, khi nói rằng sự cạnh tranh ít chiều tạo ra sức mạnh thúc đẩy, nhưng nó liên quan thế nào với những khát khao khó thấy hơn, khi các cá nhân muốn tự thúc đẩy bản thân, và có được cảm giác tự chủ?

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, những đối tượng thi thố thể hiện ít động lực nội tại sau cuộc thi hơn, những người chỉ đơn giản được yêu cầu làm hết sức có thể. Trải nghiệm cạnh tranh đã làm xói mòn động lực nội tại, dành cho hoạt động thú vị này. Rõ ràng, họ cảm thấy bị cuộc thi gây áp lực, và điều khiển, mặc dù họ dành chiến thắng, và dường như điều đó đã làm vơi đi mong muốn được giải đố, chỉ vì niềm vui mà nó mang lại.

Có vẻ như, nếu việc điều khiển con người, tức là ép buộc họ cư xử theo một cách cụ thể nào đó, khiến họ bị cảm giác tự quyết, thì việc cho họ lựa chọn cách cư xử hẳn sẽ làm tăng cảm giác đó. Một lần nữa, sự đối nghịch giữa tự chủ và kiểm soát, với những sắc thái của nó, chính là trọng tâm của vấn đề. Người được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, nhưng được tự do lên tiếng về cách thực hiện nó, sẽ toàn tâm toàn ý với hoạt động, họ thích nó hơn là những người không được đối xử như những cá nhân độc lập.

Người ta cứ nói rằng, con người cần được kiểm soát nhiều hơn, rằng họ cần được bảo cho biết phải làm gì và chịu trách nhiệm làm những việc đó. Nhưng chẳng có gì, trong những cuộc thí nghiệm này cho thấy quan điểm đó là tình trạng điển hình của cuộc sống. Đương nhiên, việc đặt ra giới hạn rất là quan trọng, như chúng ta sẽ thấy, nhưng quá coi trọng sự kiểm soát và kỉ luật cũng không đúng đắn. Trao quyền lựa chọn, theo đúng nghĩa rộng của thuật ngữ này, là khí cạnh trung tâm trong việc ủng hộ quyền tự chủ của một người. Chính vì vậy, những người ở vị thế có uy quyền, cần phải bắt đầu cân nhắc về cách trao đi nhiều quyền lựa chọn hơn.

Ví dụ: ngay cả trong lớp học, những văn phòng tất bật, hay những phòng khám đầy phiền nhiễu cũng vẫn có nhiều cách và cách nào càng sáng tạo, thì khả năng người ta tìm ra sự tự nguyện sẽ càng cao. Điều cốt yếu cũng một lựa chọn có ý nghĩa là nó sinh ra sự tự nguyện.

Nếu người treo thưởng, xem phần thưởng đơn giản là một sự công nhận, như một chỉ báo của thành tựu, thì có khả năng người tiếp nhận sẽ không cảm thấy đó là sự kiểm soát. Ý định thực sự của con người trong việc trao thưởng, có thể được truyền tải bằng phong cách, và những lời lẽ mà họ thể hiện trong khi trao thưởng đó. Một là kiểm soát, truyền đạt bằng những từ như: “nên”, và “phải”, cách còn lại là không kiểm soát bình đẳng hơn.

Những người tán thành việc sử dụng phần thưởng để thúc đẩy trẻ em, thường kể những câu chuyện giống như: treo thưởng để giúp bọn trẻ tập đàn, làm việc nhà, hoàn thành bài tập về nhà, hay bất cứ điều gì khác, vì rõ ràng các phần thưởng mang lại những hệ quả tiêu cực. Dù không định trước, mà những người ủng hộ nó thường không sẵn sàng thừa nhận. Phần thưởng có thể đảm bảo cho những hành vi nhất định, như tập đàn thường xuyên hơn, những hành vi mà nó đảm bảo không thực sự là bản thân chúng ta sau này. Nói cách khác, một cuộc thương thảo về thời gian là đủ để đạt được mục đích vượt qua sự kháng cự ban đầu, mà không gây ra những tác động tiêu cực như vậy.

Việc trao thưởng theo cách không điều khiển người khác, đòi hỏi một sự trung thực đến tận cùng, mà thường vượt quá giới hạn con người. Nếu suy nghĩ một cách thấu đáo, ta thử sẽ thấy rằng thật ra, người lớn đang dùng những phần thưởng đó để gây áp lực lên con trẻ, kể cả khi điều mà họ đang ép con làm, có thể là những gì tốt nhất cho trẻ. Vì ép buộc người ta phải thắng, một chuyện dường như quá hiển nhiên trong những tình huống có tính cạnh tranh, có khả năng tạo ra tác động tiêu cực, ngay cả với người chiến thắng. Và dĩ nhiên, đối với người bại trận thì tác động đó còn tồi tệ hơn nhiều.

Ủng hộ sự tự chủ, thứ hoàn toàn đối lập với sự kiểm soát, có nghĩa là ta có thể đứng ở góc nhìn của một người khác, và nỗ lực từ góc nhìn đó. Nó có nghĩa là tích cực khuyến khích tự khởi xướng, thử nghiệm và trách nhiệm, nhưng nó cũng có thể đòi hỏi phải đặt ra những giới hạn. Cách khuyến khích tự chủ, bao gồm giảm thiểu áp lực bằng cách tránh những cụm từ mang tính kiểm soát, và cho phép lựa chọn càng nhiều càng tốt, đòi hỏi phải tinh tế hơn.

Khi thiết lập những giới hạn, luôn có khả năng xảy ra xung đột, bởi vì bạn đang yêu cầu người khác làm điều mà họ có thể không muốn làm. Việc đặt ra giới hạn là cực kỳ quan trọng, để thúc đẩy trách nhiệm, và những phát hiện của nghiên cứu này là nhân tố chính cho cách thực hiện điều đó. Khi đặt ra giới hạn theo hướng khuyến khích tự chủ, hay nói cách khác, khi xem bản thân bạn ngang hàng với người bị giới hạn, công nhận rằng người đó là một đối tượng chủ động, thay vì một mục tiêu để thao túng hay kiểm soát, ta sẽ có thể khuyến khích tinh thần trách nhiệm mà không hủy hoại chân nguyên của người đó.

I am so very thankful for your time

Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link.
(English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)

Leave a Reply