Tôi làm điều đó chỉ vì tiền

Phần thưởng và sự tha hóa

Đến thăm bất kỳ sở thú nào trong thành phố, ngay cả ở nơi hiện đại nhất, bạn cũng có thể chứng kiến những hành vi quen thuộc của Hải cẩu. Các nhân viên cho thú ăn ở đây không phải là người điều khiển một màn xiếc để giải trí, mà chỉ đang làm công việc của mình. Tình cờ mang lại thêm một màn trình diễn hay mà thôi. Khi họ thả từng con cá vào miệng một chú Hải cẩu phàm ăn, nó gần như sẽ làm mọi thứ để được cho thêm thức ăn. Nó vỗ các chi vào nhau vậy chào đám đông, uốn mình như những nàng tiên cá trong một đài phun nước, và khán giả yêu thích những màn trình diễn đó.

Người ta có thể nghĩ rằng nếu việc đó hiệu quả với Hải cẩu, thì nó cũng có thể hiệu quả với con mình, học trò và nhân viên của mình. Thông điệp có vẻ đơn giản: “Cứ thưởng cho những hành vi mà ta mong đợi và khả năng hành vi đó được lập lại sẽ cao hơn”. Nhưng hóa ra vấn đề không thực sự đơn giản như thế.

Ví dụ: Bạn có thể thoáng thấy vấn đề chính trong trường hợp những con hải cẩu. Ngay cả khi người cho chúng ăn biến mất, thì những hành vi mang tính giải trí cũng không còn. Bọn hải cẩu không còn hứng thú vỗ các chi hay vẫy chào khán giả nữa, phần thưởng có thể làm gia tăng khả năng xảy ra các hành vi, nhưng chỉ khi nào phần thưởng còn được đưa tới mà thôi.

Với con cái học trò, và nhân viên, chúng ta đặc biệt hy vọng rằng những hành vi ta mong muốn sẽ tiếp tục diễn ra ngay cả khi chúng ta không có ở đó để trao thưởng. Chúng ta muốn con cái vẫn tiếp tục học hành, tiếp tục san sẻ công việc nhà. Muốn nhân viên tiếp tục duy trì hiệu suất làm việc, và câu hỏi mà chúng ta phải đối mặt là: “Làm thế nào để thúc đẩy sự định hướng bền bỉ” thay vì sự vô trách nhiệm hay tha hoá dường như đã quá phổ biến trong thế giới hôm nay.

Harry Halow một nhà tâm lý học tiên phong, đã dành gần cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu loài khỉ vàng. Khỉ vốn là những con vật rất năng động, thường xuyên tham gia vào tất cả các kiểu chơi đùa khôi hài. Chúng chạy quanh trêu chọc lẫn nhau ném đồ, làm mặt hề và thường luôn trông rất vui vẻ. Nhưng không phải tất cả năng lượng, và sự chú ý của chúng đều hướng vào vào các trò chơi.

Nghiên cứu của Harlo: lần lượt đưa từng chú khỉ vào một cái lồng, chứa một bộ dụng cụ đánh đố, một loạt yếm khoá, móc và bản lề. Những con khỉ có vẻ cực kỳ hứng thú với trò chơi cơ học này, chúng sẽ tìm cách mở ra rồi tìm cách đóng lại như lúc đầu. Chúng lập lại những hành động này nhiều lần, chẳng có phần thưởng hữu hình nào cho hành vi đó cả, ấy vậy, mà những con khỉ bản chất tò mò này, vẫn tập trung và quyết tâm. Hơn thế chúng dường như còn biết cách tự làm mình vui vẻ.

Đó là thuật ngữ “Động lực nội tại”, để giải thích lý do những con khỉ dành nhiều giờ đồng hồ, để giải câu đố trong khi phần thưởng khả dĩ, duy nhất có vẻ chỉ là bản thân hoạt động đó mà thôi. Hết sức lưu ý, để không đi quá xa trong việc so sánh giữa động vật và con người.

Sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, là một nguồn năng lượng đáng ngạc nhiên. Bọn trẻ khám phá, thao tác và thắc mắc, Chúng cầm mọi thứ lên, lắc, nếm, ném đi, và hỏi “đây là cái gì?”. Chúng thử mọi thứ, bẻ cong, và biến việc này thành vật khác. Chúng tìm tòi cái mới, và háo hức học hỏi. Rõ ràng, có điều gì đó trong bọn trẻ thật sống động, và tràn đầy sinh lực, điều gì đó trong chúng muốn làm chủ, mọi thử thách trong cuộc sống. Thuật ngữ động lực nội tại, có vẻ cũng áp dụng được cho bọn trẻ, giống như với những con khỉ của Harlow vậy.

Theo ngôn ngữ riêng, chủ nghĩa hành vi là sự gia cố, những nguyên lý của chủ nghĩa hành vi: hãy treo thưởng cho mọi hành vi có thể nhận diện, và trao thưởng ngay khi hành vi đó kết thúc, và phải nhất quán trong việc trao thưởng.

Nhà tâm lý học hành vi Berry Schwartz, đã chỉ ra thì lại khá đơn giản: con người về cơ bản khá thụ động, và sẽ chỉ hồi đáp khi môi trường cám dỗ họ, với cơ hội nhận phần thưởng và trắng được hình phạt.

Không có cái gọi là động lực cổ vũ cho việc học, những điều này lại không phù hợp với thực tế là trẻ nhỏ. Ở nhà, hay ở các trường mẫu giáo, trẻ em vẫn luôn không ngừng khám phá và thao tác với những món đồ mà chúng bắt gặp. Chúng tự thử thách bản thân, để trở nên thành thạo, mà rõ ràng chúng làm vậy chỉ vì thích thú chính hoạt động đó. Trẻ em không thụ động, chờ đợi bị lôi kéo vào việc học bằng những phần thưởng mời mọc, mà ngược lại, chúng chủ động tham gia vào quá trình học hỏi. Quả thực, chúng có một động lực nội tại với việc học hành.

Những câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra làm thế nào để tôi có thể thúc đẩy người khác học hành? Làm việc? Làm việc nhà? Hãy uống thuốc? Đều là những câu hỏi sai. Sai là bởi vì, chúng ngụ ý rằng động lực là thứ gì đó, được tạo ra cho con người, hơn là thứ gì đó do chính con người tạo ra.

Một cách cơ bản và hữu ích hơn để suy nghĩ về vấn đề này, bao gồm việc chấp nhận khái niệm động lực nội tại, đề cập đến quá trình thực hiện một hành động, vì chính bản thân hoạt động đó, hay quá trình thực hiện một hoạt động mang phần thưởng, vốn nằm trong bản thân hoạt động đó.

Ví dụ: mục tiêu của việc vẽ một bức tranh, không phải là để làm ra một bức tranh, dù điều này nghe khá vô lý. Bức tranh nếu thành hình, chỉ là một sản phẩm, và có thể hữu ích có giá trị và thú vị. Mục tiêu, thứ đứng đằng sau mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực, là việc đạt đến một trạng thái hiện hữu, một trạng thái hoạt động cao cả, một thứ gì đó cao hơn khoảnh khắc tồn tại thông thường.

Câu hỏi: điều gì đã xảy ra với động lực nội tại của con người dành cho một hoạt độn. Khi họ nhận được phần thưởng từ bên ngoài cho việc thực hiện một hành động, mà trước đó họ sẵn sàng làm không cần phần thưởng? Thông qua trò chơi hình khối hay nhất thế giới. Kết quả là, các sinh viên tham gia nhận được phần tiền thưởng, cho trò giải đố hầu như ít mày mò các mảnh ghép chỉ để cho vui, Không còn được trả tiền, thì họ cũng dừng chơi, có vẻ như một khi đã nhận tiền thì các đối tượng nghiên cứu chỉ thực hiện việc đó vì tiền.

Một chuyện ngụ ngôn đại khái như sau: Những người cuồng tín rất muốn xua đuổi một người đàn ông Do Thái, là chủ một tiệm may trên phố chính, ra khỏi thị trấn, nên họ đã phái một nhóm côn đồ đến phá rối tiệm may này. Mỗi ngày, những gã lưu manh này đều xuất hiện để chế nhạo người thợ may. Tình huống khá tồi tệ, nhưng người thợ may rất mưu trí. Một hôm, khi bọn lưu manh đến, anh ta cho mỗi người một hào vì đã nỗ lực chế nhạo anh. Vui mừng, chúng buông lời nặng mạ rồi bỏ đi. Ngày hôm sau chúng quay lại chửi mới, mong chờ nhận được một hào nữa. Nhưng người thợ may nói rằng anh ta chỉ có thể trả năm xu thôi, rồi sau đó trao cho mỗi người năm xu. Ừ thì, chúng có chút thất vọng, nhưng năm xu rút cuộc vẫn là năm xu, nên chúng nhận tiền, chửi bới sỉ nhục, rồi bỏ đi. Ngày hôm sau, chúng lại đến, người thợ may nói rằng anh ta chỉ còn có một xu để cho chúng thôi, và anh ta chìa ra. Đầy căm phẫn, bọn lưu manh choai choai ấy cười khinh bỉ, và dõng dạc tuyên bố rằng, chúng chắc chắn sẽ không đời nào tốn thời gian, để nhục mạ anh ta chỉ vì một xu cỏn con. Vậy là chúng đã không làm thế nữa, và người thợ may được yên thân.

Rõ ràng, tiền tạo nên một thế lực đầy uy quyền. Chắc chắn chẳng có nghi vấn nào về việc nó có thể tạo động lực cho con người. Chỉ cần nhìn xung quanh ta cũng có thể thấy rằng con người sẵn lòng tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau vì tiền đến mức nào. họ buộc bản thân làm những công việc họ ghét, bởi vì họ cần tiền. Họ dính vào bài bạc, đôi khi mức hết tất cả chỉ vì niềm tin phi lý rằng họ sẽ thắng một ván lớn. Họ nhận thêm việc, khiến bản thân căng thẳng quá mức, đến độ có thể khiến họ đổ bệnh, chỉ để kiếm thêm tiền. Họ dính líu đến nhiều hoạt động bất chính khác nhau, Bởi lời hứa hẹn những phần thưởng hậu hĩnh. Chắc chắn rồi, đồng tiền tạo ra lực thúc đẩy, nhưng đó không phải là mấu chốt. Mẫu chốt là đồng tiền thúc đẩy con người, nhưng nó cũng đồng thời hủy hoại động lực nội tại, và nó còn có hàng loạt tác động tiêu cực khác.

Khi con người nói về sự điều khiển, họ thường có ý nói về sự ép buộc. Tức là sự kiểm soát thông qua quyền lực và đe dọa. Khi người ta nói rằng đồng tiền tạo ra động lực, thì điều họ thực sự muốn nói là đồng tiền điều khiển con người. Khi điều đó xảy ra, con người trở nên tha hoá, họ từ bỏ phần nào con người chân thật của mình, và họ tự ép bản thân làm những gì họ nghĩ là phải làm. Người ta chấp nhận ý nghĩa của sự tha hoá, là nó bắt đầu khi con người mất kết nối với động lực nội tại của họ, với sức sống và sự hào hứng mà mọi đứa trẻ đều sở hữu, với việc thực hiện một hoạt động vì chính bản thân hoạt động đó trạng thái đó gọi là “Cao hơn khoảnh khắc tồn tại thông thường”.

I am so very thankful for your time

Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link.
(English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)

Leave a Reply