Thẩm quyền và những sự bất mãn của nó

Bàn về động lực của con người khi được sắp xếp xoay quanh sự phân biệt tính quan trọng trong hành vi giữa việc nó là tự chủ hay nó bị kiểm soát.

Khi tự chủ con người tuyệt đối sẵn sàng làm những gì họ muốn làm, và họ sẳn sàng nắm bắt các hoạt động với sự nhận thức, sự say mê và tận tụy. Hành động của họ bắt nguồn từ ý thức thật sự về cái tôi nên họ đang sống thật.

Bị kiểm soát nghĩa là hành động do phải chịu áp lực khi bị kiểm soát, khi đó con người hành động mà không cảm thấy có sự tán thành của chính bản thân. Hành vi của họ không phải là biểu hiện từ cái tôi vì cái tôi đã bị những sự kiểm soát khuất phục, trong tình cảnh này con người có thể hiểu và được mô tả là bị tha hóa.

Khi một hành vi không còn tự chủ thì nghĩa là nó đang bị kiểm soát và có hai loại hành vi bị kiểm soát: 

  •  Loại thứ nhất là sự tuân thủ: có sự tuân thủ các giải pháp độc đoán khi muốn đạt được và tuân thủ nghĩa là làm những gì bạn được bảo bởi vì bạn được bảo phải làm vậy.
  •  Loại thứ hai là sự thách thức: làm ngược lại những gì bạn được kỳ vọng sẽ làm chỉ vì người khác mong bạn làm điều đó.

Từ đó dẫn đến sự nổi loạn, đây là biểu hiện bên ngoài của khuynh hướng bất tuân kiểm soát và nó chung sống một cách không thoải mái với sự thích nghi, thứ vốn là biểu hiện cho khuynh hướng tuân thủ của con người.

Tính chân thực đòi hỏi phải hành xử một cách tự chủ, có nghĩa ta phải là tác giả của những hành động của bản thân hành động theo đúng con người bên trong sự thật của mình. Chìa khóa để hiểu được sự tự chủ chân thật và cái tôi là quá trình tâm lý được gọi là hợp nhất nhiều khía cạnh trong tâm trí con người. Ở mức độ được hợp nhất hay hòa hợp với cái tôi cốt lõi bẩm sinh của họ, chỉ khi các quá trình khởi xướng và chỉnh đốn một hành động được hợp nhất với các khía cạnh trong bản ngã của con người thì hành vi mới được tự chủ và con người mới chân thật theo nghĩa là sống thật đúng với cái tôi của bản thân.

Khái niệm quan trọng về cái tôi như một trung tâm hợp nhất mà nhờ đó con người có thể hành động một cách tự do và tự nguyện là có khả năng đó là nguyên nhân của một hành động. Nói theo cách ẩn dụ là nguyên nhân đó nằm trong bản thân của chúng ta nhưng không phải trong cái tôi của chúng ta, không ai nói rằng những hành vi loạn thần là chân thật hay có tính tự quyết, chúng được khơi dậy bởi một khía cạnh nào đó trong lớp hóa trang tinh thần của một người nhưng không phát ra từ những gì chúng ta gọi là cái tôi.

Ví dụ: hãy nghĩ về một người đến nhà thờ không vì anh ta muốn mà vì anh ta nghĩ mình nên làm như vậy anh ta không hề tự chủ cũng không chân thật khi cư xử với trải nghiệm phải làm thay vì chọn làm.

Hội chứng ái kỷ vốn liên quan đến khao khát tìm kiếm sự khẳng định từ người khác đến tuyệt vọng, nó đòi hỏi sự tập trung hướng ra bên ngoài và để tâm đến những gì người khác nghĩ sự tập trung đó khiến con người ta xa rời khỏi cái tôi đích thực của họ, tâm lý ái kỷ không bắt nguồn từ việc con người quá gắn bó với cái tôi mà đúng hơn là từ việc bị mất kết nối với nó. Họ chấp nhận những giá trị ái kỷ trong một xã hội kiểm soát vì họ Không có được kiểu nuôi dưỡng tâm lý cần thiết để phát triển một cái tôi lành mạnh và hợp nhất.

Một sự nhầm lẫn trong luận điểm mô tả về sự chân thật khi con người quan tâm đến bản thân của họ hơn là những người khác rằng khi con người tự do họ hoàn toàn đơn độc và thiếu vắng sự sôi nổi trong cảm xúc mô tả của Bloom từ bình luận của nhà sử học Lorén Baritz. Con người trở nên chân thực hơn khi họ phát triển khả năng tự chủ trong việc tự chỉnh đốn nhiều hơn, thì họ cũng có khả năng kết nối với người khác sâu sắc hơn. Cần phải làm rõ ràng ta không thể hiểu rõ tính chất chân thật nếu chỉ xét đến những hành vi bên ngoài chúng ta phải nhìn vào những động lực đằng sau các hành vi đó.

Ví dụ: một số người xuống đường đòi quyền công dân trong những năm 1960 đã rất chân thật nhưng số khác thì không hoặc một xuống người quanh quẩn trong các câu lạc bộ sức khỏe vào những năm 1990 rất chân thật nhưng những người khác lại không, chỉ xét đến động lực khiến con người hành động.

Ta dễ dàng tìm thấy những đứa trẻ cảm thấy mình là một phần của thủy thủ đoàn nhưng lại khó tìm được những đứa trẻ thấy mình là thuyền trưởng trên con tàu của chính chúng. Nếu như động lực mạnh mẽ nhất dẫn đến hành vi có trách nhiệm nhất phải được xuất phát từ bên trong. Thật ra câu trả lời cho câu hỏi quan trọng này chỉ có thể xuất hiện khi câu hỏi cần được trình bày lại là “làm thế nào người ta có thể thúc đẩy người khác?” mà là “làm thế nào người ta có thể tạo ra những hoàn cảnh mà trong đó người khác sẽ tự thúc đẩy chính mình?“.


Trong suốt cuộc đời con người luôn vật lộn với vấn đề liệu họ có đang đưa ra những lựa chọn của chính mình hay không, liệu hành động của họ có phải do họ tự quyết hay không. Có cách khác là họ đang chịu sự kiểm soát của một tác nhân bên ngoài hay sức mạnh bên trong quyền lựa chọn là chìa khóa dẫn đến sự tự chủ và tính chân thật và việc đặt câu hỏi xem một người nào đó có thật sự lựa chọn làm gì hay không là điều cần thiết đối với hầu hết những phiên tòa dân sự và hình sự.

I am so very thankful for your time

Bạn có thể mua sách "Sao ta làm điều ta làm" để trải nghiệm thêm góc nhìn của bản thân về nội dung của sách, và đây là Affiliate link.
(English: Why we do what we do, Dr Edward L. Deci & Richard Flaste)

Leave a Reply